Trong hai năm đầu làm Tổng thống Mỹ, ông Trump dường như gặp may khi không phải ra quyết định can thiệp quân sự.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Đi hết nửa chặng đường trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ḿnh, TT Trump đă không phải ra quyết định can thiệp quân sự trong khi vào thời điểm này của nhiệm kỳ, George H. W. Bush đang chuẩn bị phát động chiến tranh với Iraq, Bill Clinton bắt đầu ra lệnh không kích ở Nam Tư, George W. Bush đă đưa quân xâm lược Afghanistan và Barack Obama sắp đối mặt với phong trào Mùa xuân Arab.
Nhưng với Trump, mọi thứ dường như xuôi chèo mát mái hơn rất nhiều, theo kết luận trong báo cáo được Hội đồng Đối ngoại (CFR), tổ chức tư vấn uy tín về chính sách đối ngoại Mỹ và các vấn đề quốc tế, công bố hôm 17/12. "Đến lúc này, chính quyền Trump vẫn chưa phải đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào khiến Tổng thống phải đưa ra quyết định khó khăn về việc tiến hành các chiến dịch can thiệp quân sự đầy tốn kém", báo cáo nhấn mạnh.
Paul Stares, người giám sát hoạt động khảo sát thường niên của CFR, thừa nhận Trump đă đối mặt với một số thách thức an ninh nghiêm trọng trong hai năm đầu nhiệm kỳ. Chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhiều lần bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, trong khi Triều Tiên thử bom hạt nhân mạnh nhất và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới Mỹ.
Tuy nhiên, Stares cho rằng Trump có vẻ như không quá quan tâm đến việc đối phó với Tổng thống Assad ngoài việc tung ra các đ̣n không kích hạn chế. Tổng thống Mỹ cũng từng có những lời đe dọa chiến tranh với Triều Tiên, làm dấy lên nỗi lo sợ về một cuộc chiến giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ trên thực tế gần như không có động thái quân sự nào quá lớn trên thực địa.
Uri Friedman, b́nh luận viên của Atlantic, cho biết đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley từng nó với ông rằng Tổng thống Trump lúc đó không có kế hoạch "châm ng̣i cho thứ ǵ đó" dù ông dùng những lời lẽ đao to búa lớn để nhắm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, Trump khẳng định ông sẽ "chắc chắn gây chiến" nếu Triều Tiên "phóng ǵ đó tới gần nước Mỹ".
Ngoài hai điểm nóng này, những vấn đề khác có thể buộc Mỹ phải tung đ̣n quân sự như một cuộc tấn công quy mô lớn vào công dân Mỹ hay Nga đưa quân xâm lược một quốc gia thành viên NATO vẫn chưa có dấu hiệu xảy ra, theo Stares. Lần duy nhất Trump phải quyết định triển khai quân thực hiện một chiến dịch mới là việc bổ sung lực lượng ở biên giới Mexico để ngăn chặn đoàn người di cư vượt biên vào Mỹ trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ. Nhiều người cho rằng đây chỉ đơn thuần là một động thái mang tính chính trị của Trump nhằm hút thêm phiếu bầu cho đảng Cộng ḥa.
Theo một số chuyên gia, nước Mỹ dưới thời Trump không có thêm các cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài một phần là do Tổng thống thứ 45 không chia sẻ quan điểm với những người tiền nhiệm rằng Mỹ là một "thần hộ vệ" cho trật tự và ổn định toàn cầu. Trump luôn đề cao khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" và luôn muốn làm những điều thu về nhiều lợi ích kinh tế nhất cho Mỹ, đồng thời tránh những khoản chi quân sự ở nước ngoài mà ông coi là "lăng phí và không cần thiết".
Sau khi lên nắm quyền, Trump đă đ̣i rút quân Mỹ ở Syria để giảm bớt chi phí, t́m cách chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 15 năm qua ở Afghanistan và yêu cầu các đồng minh NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc chia sẻ gánh nặng chi phí quốc pḥng với Mỹ. Mục tiêu lớn nhất của Trump khi tăng chi tiêu quốc pḥng, đầu tư lớn để đóng mới tàu chiến, máy bay là tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ và xuất khẩu nhiều vũ khí ra nước ngoài.
Cho đến nay, cuộc chiến duy nhất mà Trump phát động là "chiến tranh thương mại" với Trung Quốc, được thực hiện bằng các đ̣n áp thuế 10% đối với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp thuế với 110 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Washington, nhưng lănh đạo hai nước mới đây nhất trí ngừng áp thêm thuế lẫn nhau để đàm phán trong ṿng 90 ngày.
Tuy nhiên, Stares cho rằng may mắn đóng một phần không nhỏ cho sự thuận lợi trong nửa nhiệm kỳ đầu của Trump, khi các điểm nóng xung đột toàn cầu khác chỉ âm ỉ và không đạt đến ngưỡng bùng phát châm ng̣i cho các cuộc khủng hoảng lớn. "Phải nói rằng Trump đă gặp may v́ điều đó", ông nói.
Sau khi phỏng vấn khoảng 500 quan chức chính phủ Mỹ và chuyên gia chính sách đối ngoại, CFR dự đoán trên thế giới trong năm 2019 có thể xảy ra nhiều biến cố lớn ở nhiều khu vực tiềm ẩn xung đột và nhiều khả năng sẽ khiến chuỗi ngày may mắn của Trump chấm dứt.
Mối đe dọa lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của Trump là cuộc cạnh tranh quyền lực siêu cường giữa Mỹ với Trung Quốc, trong đó nỗ lực giành quyền ảnh hưởng trên Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan có thể châm ng̣i cho những sự cố bất ngờ làm bùng phát xung đột trực diện giữa hai cường quốc quân sự.
Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông trong thời gian tới, trong khi một số tướng quân đội Trung Quốc lại kêu gọi hải quân nước này có các biện pháp đối phó cứng rắn hơn, kể cả đâm va tàu chiến Mỹ. Những t́nh huống đối đầu căng thẳng như vậy trên Biển Đông có thể diễn ra nhiều hơn trong năm tới, đe dọa gây thiệt hại lớn hơn đến lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Căng thẳng ở eo biển Đài Loan cũng được dự đoán sẽ gia tăng trước thềm cuộc bầu cử ở ḥn đảo này vào năm 2020. Nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có đủ tự tin về năng lực của quân đội và đủ quyết tâm thu hồi đảo Đài Loan, một cuộc xung đột quân sự có thể nổ ra, kéo theo sự can thiệp của Mỹ.
"Lănh đạo Trung Quốc có thể sẽ hành động trong 1-2 năm tới v́ họ luôn cho rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Điều đó sẽ đặt Tổng thống Mỹ trước lựa chọn có can thiệp để bảo vệ Đài Loan hay không và tương lai thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của cuộc khủng hoảng này", Stares nói.
VietBF © sưu tầm