Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng về Biển Đông. Chính v́ vậy hiện đang làm dấy lên nhiều quan ngại về nguy cơ xảy ra xung đột giữa lực lượng quân sự của hai nước. Nhưng Washington vẫn đang t́m cách để kịch bản đối đầu với Bắc Kinh không xảy ra.
Hai tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc áp sát "thiếu an toàn" trên Biển Đông hồi tháng 9 (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Căng thẳng liên quan tới các động thái quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông đang làm dấy lên nhiều quan ngại về nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều lời kêu gọi khẩn cấp đă được đưa ra nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán an ninh mới giữa Bắc Kinh và Washington trước khi hai bên đối đầu trực diện.
Thực tế cho thấy đối thoại chính thức giữa hai lực lượng quân sự hàng đầu thế giới vẫn khan hiếm, trong khi các nhà lănh đạo Mỹ ngày càng ủng hộ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự nhận định sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc có thể dễ dàng rơi vào t́nh trạng mất kiểm soát.
“Các đồng nghiệp Trung Quốc đă tuyên bố dứt khoát với tôi rằng nếu Mỹ tiếp tục đưa tàu và máy bay đi qua khu vực mà Trung Quốc cho là vùng biển của họ, Trung Quốc rốt cuộc sẽ bắn hạ máy bay xâm phạm”, Matthew Kroenig, cựu nhà phân tích của Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) và là chiến lược gia Lầu Năm Góc, cho biết.
“Có thể đây chỉ là tuyên bố nắn gân, nhưng nếu Trung Quốc bắn hạ một máy bay Mỹ, đây sẽ là kịch bản chín muồi dẫn tới leo thang căng thẳng. Rất khó để tưởng tượng rằng Tổng thống Donald Trump hay bất kỳ nhà lănh đạo Mỹ nào chịu nhượng bộ trước động thái đó”, chuyên gia Kroenig nói.
Động thái trên Biển Đông
Bất chấp cảnh báo từ Mỹ cũng như lời hứa của Chủ tịch Tập Cận B́nh rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên triển khai các tên lửa đất đối không và nhiều loại vũ khí cùng trang thiết bị khác tới khu vực này. Hồi tháng 6, Trung tướng Trung Quốc He Lei phát biểu tại diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore rằng Trung Quốc đă triển khai binh sĩ và vũ khí tới các đảo tự nhiên và nhân tạo trên Biển Đông.
Các nguồn tin quân sự từ một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chuyên phát triển hệ thống radar phát hiện máy bay tàng h́nh cho quân đội cho biết, Trung Quốc đă đặt các hệ thống radar phức tạp trên Biển Đông.
“V́ Mỹ tiếp tục đưa máy bay do thám tới để triển khai các hoạt động trinh sát gần vùng biển của Trung Quốc trên Biển Đông nên cần thiết phải triển khai một hệ thống radar phức tạp lên các đảo nhân tạo nhằm phát hiện máy bay Mỹ”, một nguồn tin cho hay.
Đô đốc Hải quân Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái B́nh Dương của Mỹ, gần đây cảnh báo về việc Trung Quốc “bí mật triển khai các tên lửa chống hạm, thiết bị gây nhiễu điện tử và tên lửa đất đối không” tới Biển Đông. Ông Davidson cho rằng đây có thể là “vạn lư trường thành” trên biển ḥng cho phép Trung Quốc tăng cường kiểm soát Biển Đông.
Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía đông của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS/AMTI)
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng tiết lộ Bắc Kinh đang cân nhắc việc thiết lập “một vùng nhận dạng pḥng không” trên Biển Đông, trong đó yêu cầu tất cả máy bay đi qua khu vực này phải thông báo “danh tính” cũng như điểm đến. Lư do được Trung Quốc đưa ra cho đề xuất này hoàn toàn nhân đạo, đó là giới chức Bắc Kinh muốn góp phần ngăn chặn những thảm họa như vụ biến mất bí ẩn của máy bay MH370 thuộc hăng hàng không Malaysia Airlines năm 2014.
Tuy vậy, một vùng nhận dạng pḥng không do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông vào năm 2013 đă vấp phải sự phản đối của cả Nhật Bản và ASEAN, cho rằng đây là hành vi đe dọa của Bắc Kinh.
“Sự phản đối từ các nước khác cho thấy động thái này (của Trung Quốc) tạo nên một thách thức về an ninh”, Collin Koh Swee Lean, nhà phân tích tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định.
Ông Koh cảnh báo đề xuất lập vùng nhận dạng pḥng không của Trung Quốc có thể phá hỏng các cuộc đối thoại trong khu vực về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh va chạm trên Biển Đông. Ông Koh cũng dự báo Mỹ sẽ cảm thấy bị thúc ép bởi Trung Quốc, theo đó sẽ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực để đáp trả. Chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cũng đồng t́nh với quan điểm này.
Những căng thẳng trên Biển Đông hiện nay c̣n liên quan tới vai tṛ ngày càng tăng của lực lượng dân quân biển của Trung Quốc. Thực chất đây là lực lượng bán quân sự hoạt động dưới h́nh thức các tàu dân sự hoặc tàu đánh cá. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gần đây đă chỉ trích lực lượng này hoạt động ngoài ṿng pháp luật trong khi các nguyên tắc để xử lư vẫn c̣n mập mờ.
“Liệu chúng ta có nên coi họ là các tàu quân sự và hành xử theo cách đó không. Trung Quốc đang lợi dụng một lỗ hổng. Tuyên bố của ông Pence gần đây, trong đó đề cập thẳng tới lực lượng dân quân biển, cho thấy Mỹ đang định h́nh lại lập trường của nước này trong việc xử lư lỗ hổng đó”, Lindsey Ford, cựu cố vấn cấp cao của trợ lư ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh châu Á - Thái B́nh Dương, nhận định.
Kiềm chế xung đột
Từ trái qua phải: Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera và Trung tướng Trung Quốc He Lei gặp nhau tại Đối thoại an ninh Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6. (Ảnh: AP)
Mỹ và nhiều quốc gia khác đă lên án việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo trên Biển Đông là vi phạm luật quốc tế. Trong những tháng gần đây, các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đều từ bỏ các tuyên bố mang tính ngoại giao như thường thấy.
Thay vào đó, họ đă đưa ra những cảnh báo cứng rắn với Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis đă từ chối lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quân sự thường niên vào mùa thu năm nay, sau đó hủy chuyến đi đă được lên kế hoạch từ trước tới Bắc Kinh hồi tháng 10.
Tướng Thủy quân Lục chiến Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết Washington vẫn đang t́m cách gửi thông điệp cứng rắn cho các lănh đạo Trung Quốc bằng việc triển khai ngày càng nhiều các cuộc tuần tra tại Biển Đông.
“Những ǵ chúng ta đang làm là nhằm bảo vệ nguyên tắc tiếp cận cởi mở với các thông lệ quốc tế. Những quốc gia vi phạm quy tắc, chuẩn mực và luật quốc tế cần hiểu rằng họ sẽ phải trả cái giá thậm chí c̣n cao hơn so với những ǵ mà họ hy vọng nhận được”, Tướng Dunford cảnh báo.
Mỹ đă tiến hành hàng loạt chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông. Ngoài ra, các đồng minh của Mỹ như Australia, Nhật Bản, Pháp, Canada và New Zealand cũng tham gia vào các cuộc tuần tra này.
Mặc dù cứng rắn với Trung Quốc, song các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ vẫn cho rằng các lực lượng của nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông mà không tạo ra sự đối đầu căng thẳng với Trung Quốc.
Các lănh đạo quân sự của Mỹ khẳng định họ sẽ quyết tâm tránh kịch bản xung đột với Trung Quốc xảy ra. Đô đốc Phil Davidson cho biết ông mong muốn được mở một cuộc đối thoại mới với những người đồng cấp Trung Quốc và khẳng định “mối quan hệ quân sự giữa hai nước khá quan trọng”.
“Tôi vẫn chưa gặp gặp tư lệnh hay bộ trưởng quốc pḥng Trung Quốc. Tôi hy vọng sẽ được gặp vào đầu năm tới”, Đô đốc Davidson nói.
Tướng Thủy quân Lục chiến Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết việc thiết lập thêm các kênh cho lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc để tránh xung đột là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông khi Washington và Bắc Kinh vẫn đang căng thẳng trong hàng loạt vấn đề như thương mại hay chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên.
“Cạnh tranh không cần thiết phải dẫn tới xung đột”, ông Dunford nói tại một diễn đàn an ninh gần đây ở Canada.