Ông Lưu Hiểu Tông, chồng bà Mạnh Văn Chu sắn sàng nộp 11.3 triều USD để vợ được tại ngoại. Vừa qua ông David Martin, luật sư bào chữa của bà Meng khẳng định điều này. Canada có chấp nhận?
Bà Mạnh Văn Chu. Ảnh: SCMP
Bloomberg đưa tin ngày 10/12, David Martin, luật sư riêng của bà Mạnh Văn Chu, cho biết với Thẩm phán ṭa án British Columbia (Canada) rằng, ông Lưu Hiểu Tông, chồng bà Mạnh, sẵn sàng nộp bảo lănh 11 triệu USD bằng h́nh thức tiền mặt và cổ phần để xin tại ngoại cho vợ. Cụ thể, tiền bảo lănh này sẽ gồm 750.000 USD tiền mặt và 9,7 triệu USD cổ phiếu bất động sản.
"Tôi đề nghị ṭa tự hỏi rằng bà ấy có động cơ nào để bỏ trốn? Nếu bà Mạnh t́m cách trốn hoặc phá lệnh ṭa án, sẽ không nói quá khi cho rằng hành động đó sẽ làm ô danh Trung Quốc", ông Martin phát biểu trước ṭa. Ông cũng khẳng định "bầu không khí thù địch" của Washington nhằm vào Huawei là lư do bà Mạnh tránh tới Mỹ từ năm 2017.
Đại diện bên biện hộ, ông Scot Filer cho rằng, công nghệ hiện đại hoàn toàn có thể đảm bảo rằng bà Mạnh đang ở đâu, làm ǵ nếu như được quyền tại ngoại. Ông cho rằng, sử dụng hai nhân viên an ninh cùng lúc, cùng một lái xe và công nghệ giám sát sẽ giúp giảm nguy cơ bà Mạnh bỏ trốn.
Tuy nhiên, công tố viên Canada John Gibb-Carsley, người đại diện cho phía Mỹ trong phiên ṭa hôm qua, cho rằng, bà Mạnh có động cơ để bỏ trốn về nước v́ Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ, hơn nữa bà có các tài sản lớn và các mối liên hệ để hoàn toàn không bị bắt.
C̣n thẩm phán Ehrcke nói rằng, liệu ông Lưu có thể trở thành người bảo lănh cho vợ khi mà thẩm phán không thể ra lệnh cho ông Lưu không được rời khỏi Canada hay không.
Ông Lưu Hiểu Tông (phải) , chồng của Phó giám đốc tài chính Huawei Mạnh Văn Chu. Ảnh: Bloomberg
Bà Mạnh Văn Chu, 46 tuổi, là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc). Bà bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12 khi đang chờ bắt chuyến bay ở Vancouver do bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran. Công ty con của Huawei có trụ sở tại Hong Kong, Skycom, bị nghi đă làm ăn với các công ty viễn thông của Iran trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014. Bà Mạnh bị cáo buộc có liên quan đến các thương vụ này.
Bà Mạnh đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ và có thể đối mặt với 30 năm tù. Trong một diễn biến liên quan khác, bà Mạnh đă gửi đơn đề nghị lên ṭa án Canada xin được tại ngoại v́ lư do bị cao huyết áp và khẳng định sẽ không bỏ trốn. Tuy nhiên, các công tố viên Canada trước đó đă kêu gọi thẩm phán không chấp nhận đề nghị cho bà Mạnh tại ngoại do lo ngại doanh nhân Trung Quốc này có thể bỏ trốn.
Vụ bắt giữ bà Mạnh đang khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada căng thẳng mặc dù giới chức Canada khẳng định việc bắt giữ không mang động cơ chính trị và là theo đề nghị của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối tuần qua đă triệu tập đại sứ Mỹ và Canada để phản đối vụ bắt giữ. Bắc Kinh yêu cầu Canada phải thả bà Mạnh ngay lập tức, cảnh báo rằng Ottawa sẽ phải gánh hậu quả "nghiêm trọng" nếu không làm điều này.