Chiều nay 22/11, tại cuộc họp báo thường kỳ, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà khẳng định: Hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
.
Phó Phát ngôn viên Nguyễn Phương Trà
Tại cuộc họp báo, việc Trung Quốc và Philippines kư biên bản hợp tác về dầu khí được đưa ra, trong đó quan điểm của Trung Quốc là mong muốn có thể đàm phán để cùng các nước ven Biển Đông triển khai mô h́nh hợp tác tương tự.
Trả lời về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Trà đă nêu rơ quan điểm của Việt Nam: “Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền lợi ích hợp pháp trên biển là rơ ràng, nhất quán và đă được nêu nhiều lần.”.
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác trên biển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, v́ ḥa b́nh, ổn định và phát triển ở khu vực cũng như quan hệ hữu nghị của các quốc gia.
“Hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.” - bà Nguyễn Phương Trà nêu rơ.
Hồi tháng 9 vừa qua, tại Phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đă nêu rơ quan điểm về vấn đề nêu trên. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong Phiên họp lần thứ 11 hai bên đă nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lănh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp t́nh h́nh, mở rộng tranh chấp, duy tŕ ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông.
“Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển. Trên thực tế, Việt Nam đă có hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, với nhiều h́nh thức khác nhau về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, pḥng chống tội phạm trên biển.
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ, hợp tác trên biển theo đúng các quy định và chế định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển1982, phù hợp với quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như tôn trọng quyền và lợi ích của các bên liên quan.” - Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới về việc Trung Quốc tuyên bố hi vọng sau 3 năm sẽ đàm phán xong Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bà Nguyễn Phương Trà cho biết, duy tŕ ḥa b́nh, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích cũng như nghĩa vụ của các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN và Trung Quốc.
"Trước những diễn biến phức tạp của t́nh h́nh thời gian qua, ASEAN đă nhiều lần khẳng định mong muốn sớm có Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Nhưng quan trọng đó phải là bộ quy tắc thực chất, hiệu lực, hiệu quả và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 và có đóng góp thực chất trong việc đảm bảo ḥa b́nh, ổn định an ninh, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông và khu vực" - Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Therealrtz © VietBF