Cô gái Pháp t́m lại được mẹ Việt sau 7 ngày viết thư. Châu nhận được tin có người phụ nữ ở Vũng Tàu từng để lại con ở bệnh viện. Cô chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp lại mẹ có 2 lần.
Amandine Durand, cô gái Việt kiều Pháp (khai sinh là Đỗ Thị Ngọc Châu) vừa được gặp lại mẹ ruột lần 2 - bà Đỗ Thị Chiểm, 66 tuổi ở Vũng Tàu - sau hơn bốn tháng kể từ lúc t́m ra manh mối.
Châu bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ năm 1995, sau sinh vài ngày. Cô bé được chuyển đến Trung tâm bảo trợ trẻ em G̣ Vấp, và 6 tháng tuổi th́ sang Pháp làm con nuôi. Ở tuổi 23 tuổi, cô đă có thu nhập cao từ công việc marketing, tự mua được nhà, xe, tham gia một tổ chức từ thiện, nhưng vẫn đau đáu t́m về cội nguồn.
Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin t́m mẹ. Ảnh: NVCC.
"Nhất định phải t́m được mẹ để biết ḿnh sinh ra như thế nào và giúp bà về kinh tế nếu có thể. Hơn 20 năm ở Pháp, bà là mảnh ghép Việt Nam c̣n thiếu của tôi", Châu viết trong lá thư t́m mẹ khi về Việt Nam tháng 6 vừa qua.
Lá thư nhanh chóng được đăng tải trên báo, các trang mạng xă hội. Ngày 12/7, một người hàng xóm của bà Chiểm đọc được, báo cho bà biết. Bà gọi điện cho nơi đăng lá thư.
Nhận tin, cô gái trẻ đi hơn 80 km đến thị trấn Ngăi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu gặp bà Chiểm. Đập vào mắt cô là căn nhà lá rách nát, xoong nồi, bát đĩa vương văi, bên trong chỉ có chiếc giường là giá trị nhất. Nh́n cảnh đó, Châu rất thương, nhưng cô thấy ḿnh không giống người phụ nữ nọ, nên đề nghị giám định ADN.
Bốn ngày sau, cầm tờ kết quả khẳng định cùng huyết thống, Châu ̣a lên vui sướng. Cô đăng niềm vui lên trang cá nhân: "Tôi đă t́m được gia đ́nh rồi. Từ nay tôi có đến hai người mẹ, hai đất nước và hai nền văn hóa. Tôi là cô gái may mắn".
Sáng 5/11 vừa qua là ngày gặp mẹ lần hai, Châu hồi hộp, háo hức. "Cảm giác tim đập rất nhanh. Đứng trước tủ đồ, tôi không biết chọn bộ nào để mặc, cái nào cũng không vừa ư". Cuối cùng, cô để mặt mộc, tóc cột cao, mặc chiếc váy màu đen, ôm sát người như trong tấm h́nh chụp đăng t́m mẹ 4 tháng trước.
Phần bà Chiểm, sáng sớm đó bà mới được con lớn báo tin (v́ sợ bà mong, không ăn uống được), nên không kịp ăn sáng, vẫn mặc nguyên bộ đồ ở nhà, đi đôi dép lê cũ bắt vội xe lên Sài G̣n.
Gặp mẹ, dù có rất nhiều lời muốn nói, muốn hỏi bà đi đường có mệt không, có vui khi gặp ḿnh không, nhưng Châu chỉ thốt lên được hai từ "mẹ ơi" - tất cả vốn tiếng Việt khi đó - rồi cứ thế ngồi ôm, nắm tay bà suốt hơn 2 tiếng.
"Tôi muốn xin lỗi con, muốn nói rằng, tôi là người mẹ xấu, không đáng được tha thứ, nhưng tôi không biết tiếng nước ngoài", bà Chiểm kể. Cả buổi đó bà cũng chỉ ngồi im ngắm và ôm con.
"Tôi chẳng nuôi, chăm sóc ǵ cho nó, v́ thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc", bà Chiểm nói. C̣n Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.
Kư ức năm 1995 đó đổ về. Khi ấy, bà mang thai con út ở tuổi 43. Thai hơn 6 tháng bà bị băng huyết phải vào Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Cô bé con chào đời chỉ nặng 1,6 kg, phải nằm lồng kính, cơ hội sống chỉ có 20%.
"Lúc đó, vợ chồng tôi chẳng có tiền, ở nhà c̣n 6 đứa con nhỏ. Nghe nhiều người nói con bé không sống được, tôi với ông ấy rất buồn. Trong lúc túng quẫn, suy nghĩ nông cạn, vợ chồng tôi thu gói đồ đạc âm thầm bỏ về quê, để con ở lại", bà Chiểm nhớ lại.
Về quê, họ nói với bà con hàng xóm là bé đă chết. "Những năm sau đó, vợ chồng tôi sống trong dằn vặt. Ông Út chồng tôi quá hối hận, đă thú nhận với họ hàng chuyện bỏ con. C̣n tôi nghĩ nó mất rồi nên không đi t́m", người mẹ nhớ lại. Ông Út bị bệnh đă mất 3 tháng trước.
"Bây giờ tôi đă hiểu v́ sao mẹ bỏ ḿnh. Tôi không giận mẹ, v́ nhờ thế tôi mới có được một cuộc sống tốt, được bố mẹ nuôi yêu thương", cô gái gốc Việt chia sẻ.
Châu và bố nuôi người Pháp hồi cô hơn 1 tuổi. Ảnh: NVCC.
Châu cho biết bố mẹ nuôi không có con, nên coi cô là món quà vô giá của họ. Cô được đi du học ở Anh, đi du lịch khắp nơi. Điều buồn duy nhất ngày ấy là mỗi khi ra đường, Châu phải nép vào mẹ để trốn những ánh mắt ṭ ṃ, bởi cô lạc lơng với tóc đen, da ngăm. "14 tuổi, tôi có ư định đi t́m thân sinh. Bố mẹ ủng hộ, nhưng nói tôi phải tự lập, làm việc chăm chỉ", cô kể.
Mấy ngày qua, Châu tiếp tục làm công việc thiện nguyện của ḿnh ở Việt Nam. Cô cũng báo tin vui cho bố mẹ nuôi biết. "Bố mẹ rất vui, dặn tôi phải biết chia sẻ may mắn của ḿnh với người khác. Chia sẻ không nghèo đi mà giúp cuộc sống của ḿnh ư nghĩa hơn", Châu nói. Cô cũng cố gắng học tiếng Việt để lần tới gặp mẹ nói được nhiều hơn nữa.
Ông Michael Sơn Phạm, giám đốc tổ chức Trẻ Em không biên giới, cho biết ông đang giữ 25 bộ hồ sơ về những người con bị bỏ rơi đang đi t́m bố mẹ ruột, đến từ nhiều nước khác nhau, trong đó, trường hợp của Châu là nhanh nhất, chỉ mất một tuần là có kết quả. Các trường hợp khác phải mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn đi vào ngơ cụt. "Châu t́m được mẹ nhanh là do bà Chiểm để lại địa chỉ thật. Các trường hợp khác, người ta toàn cho ảo, hoặc người trên địa chỉ đă đi đâu không rơ", ông Sơn nói.
Theo Báo cáo của Cục Bảo trợ xă hội, từ năm 2011-2017, nước ta có 21.000 trẻ em sống tại các cơ sở bảo trợ xă hội. Trong đó, chỉ có 2.850 em được các gia đ́nh trong nước và nước ngoài nhận làm con nuôi.