Sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11, đảng Dân chủ đã nắm quyền kiểm soát Hạ viện. Đây cũng là lúc Chính quyền Nga bắt tín hiệu căng thẳng trong quan hệ với Mỹ? Tại sao?
Các kết quả bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 cho biết, Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng ở Hạ viện, trong khi Đảng Cộng hòa tiếp tục nắm quyền kiểm soát Thượng viện.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin. Ảnh:CNN
Với việc kiểm soát Hạ viện, Đảng Dân chủ sẽ có thể nắm trong tay quyền điều tra các cáo buộc xung quanh chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump năm 2018 sau nhiều ngờ vực cho rằng chính phủ Nga đã "giấu tay" giúp Tổng thống Trump chiến thắng bầu cử Mỹ 2016. Tổng thống Trump liên tục bác bỏ điều này.
"Điều này nhận thấy rằng, chưa hề có bước tiến triển nhẹ nào trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Nga", Người phát ngôn Kremlin - Dmitry Peskov cho biết ngày 7/11 khi đưa ra các bình luận về việc Đảng dân chủ nắm quyền tại Hạ viện.
Tuy nhiên, ông Dmitry Peskov cũng nói thêm rằng, Nga sẽ vẫn tiếp tục mở cửa các đối thoại.
"Chúng tôi vẫn có nhiều vấn đề cần phải đối thoại. Đó là những vẫn đề kiểm soát an ninh và vũ khí chiến lược. Các vấn đề này sẽ không thể biến mất nếu không có các đàm phán", ông Peskov nói.
Nga mô tả quan hệ với Mỹ đang ở thời điểm thấp nhất từ khi đồn đoán các thông tin Moscow có liên quan trong bầu cử Mỹ 2016. Moscow cũng nói rằng sẽ nỗ lực hàn gắn lại quan hệ với Washington từ khi ông Trump là Tổng thống Mỹ.
"Nga không hề can thiệp vào bầu cử Mỹ và không hề có kế hoạch can thiệp vào tiến trình bầu cử của các nước, trong đó có Mỹ", ông Peskov khẳng định và bác bỏ các cáo buộc được cho là sai lệch.
Khi CNN đưa ra các câu hỏi về việc chiến thắng của Đảng Dân chủ về việc liệu có thể tạo nên căng thẳng sâu sắc hơn quan hệ của Nga và Mỹ hay không, ông Peskov cho biết: "Tôi không nghĩ điều đó có thể làm cho tình hình quan hệ hai nước trở nên phức tạp hơn. Hiện tại mọi thứ cũng đang diễn biến có chút phức tạp rồi".
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/11 cũng đưa ra tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường vòng 2 của trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến vụ đầu độc cựu gián điệp Nga Sergei Skripal tại Anh sau khi cho rằng Moscow không có bằng chứng chứng minh "vô tội".
Người phát ngôn Kremlin Peskov lên tiếng cho rằng thông báo trên là bất hợp pháp.
"Chúng tôi nghĩ rằng, các trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga là bất hợp pháp và sẽ có biện pháp đối phó nếu Washington vẫn tiếp tục gây sức ép như một thói quen", ông Peskov nói.