Từ 4/11, lệnh cấm vận của Mỹ với Iran chính thức có hiệu lực. Chính v́ vậy mà nó làm tăng ảnh hưởng của Nga đối với thị trường dầu mỏ. Lợi bấp cập hại là như thế đó.
“Các biện pháp trừng phạt làm lợi cho các nhà sản xuất dầu v́ giá dầu sẽ tăng lên. Nga chắc chắn sẽ gia tăng quyền lực trên thị trường dầu mỏ. Không có ǵ phải nghi ngờ điều này” - ông Malley nói. Vị này cho rằng chính quyền Trump đang cố gắng gây áp lực lên Iran bằng mọi cách.
Cơ sở hạt nhân của Iran. Nguồn: AP
“Kết quả bóp nghẹt Iran chính là lợi ích đem lại cho Nga. Tôi nghĩ rằng chính quyền hiện tại đang chuẩn bị để trả giá cho sự thật này” - ông Malley nói thêm. Mặt khác, ông Robert Malley cũng khẳng định Mỹ sẽ phải đối mặt với hậu quả tiêu cực khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Theo ông Malley, động thái này đặt tiền lệ cho các quốc gia khác tự do bước ra khỏi cam kết quốc tế của họ.
“Dù mục tiêu với Iran có ra sao th́ việc rút lui không phải là cách giải quyết hay. Từ bỏ thỏa thuận hạt nhân không có nghĩa là chính quyền đương nhiệm có thể đạt được tất cả mục tiêu với Iran. Tôi nghĩ đó là một sai lầm hoàn toàn. Về sau, cái giá mà Mỹ phải trả cho việc rút hợp đồng chính là bị cô lập trên trường quốc tế nhiều hơn” - ông Malley, hiện là CEO của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế, tiết lộ.