Trung Quốc đang đối mặt với chiến tranh thương mại với Mỹ. Lối thoát nào giúp Trung Quốc giữ thể diện? Trung Quốc dường như yếu thế hơn Mỹ trong chiến tranh thương mại và có thể rút kinh nghiệm từ Nhật để không "mất mặt" khi nhượng bộ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ảnh: AP.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ tuyên bố áp thuế với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu c̣n lại của Trung Quốc vào đầu tháng 12 nếu cuộc gặp tháng tới giữa Trump và Tập Cận B́nh không thể hạ nhiệt được chiến tranh thương mại, Bloomberg hôm qua dẫn ba nguồn tin thân cận với Nhà Trắng.
Theo giới quan sát, đây là chiến thuật tung đ̣n tâm lư mạnh của Trump vào Trung Quốc, nhằm buộc Bắc Kinh phải có những nhượng bộ đáng kể trong cuộc gặp tới đây để có thể chấm dứt cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa hai nước.
Trong bài viết trên Forbes, giáo sư Panos Mourdoukoutas tại Đại học Columbia cho rằng Trung Quốc sẽ là bên mất nhiều hơn trong tṛ chơi chiến tranh thương mại với Mỹ và họ sẽ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các yêu cầu của Washington. Tuy nhiên, là một quốc gia phương Đông coi trọng thể diện, Trung Quốc chỉ chịu nhượng bộ theo cách ít bị "mất mặt" nhất, như những ǵ đă diễn ra trong chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật vào thập niên 1980.
"Khi bước vào chiến tranh thương mại với Mỹ, câu hỏi đặt ra với Trung Quốc chỉ c̣n là ‘ai sẽ mất nhiều hơn’", Renee Mu, chuyên gia tiền tệ tại DailyFX, nói. "Đó là lư do Trung Quốc cố hết sức để tránh chiến tranh thương mại, cho đến khi Trump tung đ̣n áp thuế đầu tiên với hàng hóa nước này vào ngày 6/7".
Mu cho rằng một khi "phát súng đầu tiên" đă nổ, chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là kịch bản "hai bên cùng thắng", trong đó Washington và Bắc Kinh cùng đi đến thống nhất về những bất đồng lớn trong thương mại, giúp hạn chế hậu quả tiêu cực đối với cả hai nền kinh tế. Kịch bản này đă thất bại khi nỗ lực đàm phán giữa các bên trong những tháng qua đều không tạo ra được sự đồng thuận cần thiết.
Giai đoạn thứ hai là hai bên cùng mất, nhưng một bên mất nhiều hơn khi hai bên tung ra các đ̣n áp thuế lớn nhắm vào nhau. Giai đoạn thứ ba là mâu thuẫn trong thương mại gia tăng và bắt đầu lan sang các lĩnh vực khác như chính trị.
Mu nhận định rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang chuyển từ giai đoạn hai sang giai đoạn ba, khi Mỹ tăng cường gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và Đài Loan, trong khi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 4/10 tuyên bố Bắc Kinh là "đối thủ chiến lược chính" của Washington.
"Càng bám trụ lâu trong cuộc chiến thương mại này, Trung Quốc sẽ càng mất nhiều hơn và Mỹ cũng vậy. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng chậm lại có thể khiến sức kháng cự của Trung Quốc trở nên suy yếu, khi GDP quư ba chỉ ở mức 6,5%, thấp hơn mức dự đoán là 6,6%", chuyên gia này viết.
Trung Quốc cũng là bên kém sẵn sàng hơn trong chiến tranh thương mại so với Mỹ. Trong khi Washington gần như đă hoàn thiện chiến lược, đối sách thương mại của ḿnh từ giữa tháng 8, Bắc Kinh vẫn đang loay hoay t́m hiểu xem chính quyền Trump thực sự muốn ǵ. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với hai vấn đề hóc búa, đó là "bẫy thu nhập trung b́nh" và "bước ngoặt Lewis".
Bẫy thu nhập trung b́nh mô tả t́nh h́nh của một nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ tăng trưởng chậm lại khi người dân đạt đến mức thu nhập trung b́nh, c̣n "bước ngoặt Lewis" dùng để mô tả t́nh cảnh lao động dư thừa trong lĩnh vực nông nghiệp giảm sút và đ̣i hỏi mức lương cao hơn, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp thuần về lao động phổ thông.
Chi phí nhân công của Trung Quốc hiện nay đă đắt hơn so với nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực, gây thêm sức ép lên tỷ lệ tăng trưởng đang chậm lại của nước này. Đó là một trong những lư do Trung Quốc bắt đầu dịu giọng trong chiến tranh thương mại.
Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tháng trước thông báo sẽ giảm mức thuế từ 10,5% xuống 7,8% cho hơn 1.500 mặt hàng như đồ dệt may, kim loại, khoáng sản, máy móc và thiết bị điện tử, vốn từng là mục tiêu trong đ̣n áp thuế đáp trả Mỹ. Quyết định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/11 như "một động thái mở cửa thêm thị trường", ủy ban này tuyên bố.
Công nhân may cờ Mỹ tại một nhà máy ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Động thái này được thực hiện vài tháng sau khi Trung Quốc giảm thuế đối với phần lớn dược phẩm, ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu. Mourdoukoutas cho rằng đây là những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang giành lợi thế trước Trung Quốc, nhưng để phát huy được điều đó, Washington cần mở một "lối thoát" để Bắc Kinh có thể bước ra khỏi chiến tranh thương mại mà vẫn giữ được thể diện, tương tự như Nhật Bản cách đây hơn 30 năm.
Bài học từ Nhật Bản
Trong thập niên 1980, Nhật Bản có những bất đồng nghiêm trọng châm ng̣i cho cuộc chiến thương mại với Mỹ. Washington nhiều lần yêu cầu Tokyo mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài và thay đổi các hành vi thương mại bị cho là tác động tiêu cực tới lợi ích kinh tế Mỹ nhưng không được đáp ứng. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản duy tŕ ở mức 40-48 tỷ USD mỗi năm vào giữa thập niên 1980, theo SCMP.
"Khi đó, chúng tôi có những vấn đề với Mỹ tương tự như Trung Quốc hiện nay", Yoshiki Takeuchi, cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Tài chính Nhật, nói. "Phía Mỹ cho rằng thâm hụt thương mại lớn như vậy là do Nhật hạ giá đồng yen, kết quả của thị trường tài chính đóng".
Tuy nhiên, hai nước cuối cùng đă nỗ lực đàm phán để giải quyết các bất đồng, đưa ra những nhượng bộ lẫn nhau nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại. Nhật Bản đă bắt đầu tiến tŕnh tự do hóa thị trường tài chính kéo dài nhiều thập kỷ, đồng thời t́m cách xoa dịu nỗi bức xúc của Washington bằng cách xây dựng nhiều nhà máy trên đất Mỹ, thiết lập quan hệ gắn bó hơn với giới chức địa phương ở Mỹ.
Về phần ḿnh, Washington cũng thừa nhận rằng t́nh trạng thâm hụt thương mại với Nhật một phần là do tỷ lệ tiết kiệm thấp và thâm hụt ngân sách lớn của Mỹ. Người Mỹ sau đó đă nhất trí theo đuổi chính sách nhằm tăng tỷ lệ tiết kiệm và giảm thâm hụt nhân sách, trong khi Nhật đồng ư giảm thuế và mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ.
Mourdoukoutas cho rằng đây là giải pháp "đôi bên cùng có lợi" có thể được áp dụng cho chiến tranh thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, khi các lo ngại về thương mại của Washington được giải quyết, trong khi Bắc Kinh vẫn giữ được thể diện của ḿnh khi đưa ra các nhượng bộ "có đi có lại".
Theo ông Takeuchi, để rút ra kinh nghiệm từ bài học của Nhật, Trung Quốc cần phải minh bạch hơn trong việc xử lư những yêu cầu của Mỹ và các đối tác thương mại khác, đồng thời tự do hóa thị trường và kiểm soát rủi ro một cách thận trọng.
"Bí quyết ở đây là sự minh bạch và sân chơi b́nh đẳng, những khái niệm chủ chốt mà Mỹ thực sự tin tưởng", Takeuchi nói. "Muốn đạt được đồng thuận, Trung Quốc phải trao đổi với Mỹ bằng những thuật ngữ của Mỹ".
Quan chức này tin rằng vấn đề khiến Mỹ quan ngại nhất hiện nay là các hành vi kinh tế bất b́nh đẳng của Trung Quốc, chẳng hạn như việc trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghệ cao cũng như sự chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường.
"Chính phủ Trung Quốc có vai tṛ lớn trong nền kinh tế nước này, nên nếu họ có thể đưa ra giải pháp để đạt được sự minh bạch lớn hơn, cung cấp sân chơi b́nh đẳng hơn, điều đó sẽ giảm bớt đáng kể sức ép từ phía Mỹ", Takeuchi nói.