Chính trị là thế, nói vậy mà không phải vậy. Khi Tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung th́ ngoài miệng Tổng thống Putinlên án Mỹ nhưng bên trong ông có thể đă mỉm cười ở đâu đó. Đó là v́ kế hoạch của ông đă thành công???
Hiệp ước INF có thể đă cần phải thay đổi sau 30 năm.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đă đến Moscow vào cuối tuần này giữa bối cảnh Tổng thống Trump tuyên bố sẽ rời khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh được kư kết từ năm 1987.
Cựu lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev – người đă kư Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Tổng thống Ronald Reagan, gọi quyết định trên là "sai lầm”.
Trong khi một số nghị sĩ Nga liên tục chỉ trích ư định trên của Washington - gọi đây là “một đ̣n đánh vào sự ổn định chiến lược", các quan chức cấp cao cũng đưa ra những phát biểu làm căng thẳng thêm t́nh h́nh trước cuộc gặp với ông Bolton.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov gọi bước đi này là “không hiệu quả” đối với các kế hoạch của chính quyền Trump. Trong khi phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên rằng Mỹ không thực hiện bất kỳ bước đi chính thức nào để thoát khỏi Hiệp ước INF.
Theo NPR, thỏa thuận giới hạn Mỹ- Nga trong việc sở hữu tên lửa hạt nhân tầm trung có nguy cơ sụp đổ không phải một điều bất ngờ, v́ mỗi quốc gia đă cáo buộc lẫn nhau trong việc vi phạm hiệp ước này trong nhiều năm.
Trước đó, Mỹ từng chỉ trích Nga thử nghiệm và triển khai tên lửa hành tŕnh vi phạm hiệp ước - một cáo buộc mà Moscow liên tục phủ nhận.
Theo giới quan sát, đối với Điện Kremlin, sự rút lui của Mỹ khỏi INF không phải là điều ǵ đó quá tồi tệ.
Trên thực tế, điều này sẽ càng khiến Washington tự làm xấu đi h́nh ảnh của ḿnh như đối tác không đáng tin cậy, tự ư hành động đơn phương và ít quan tâm đến lợi ích của các nước khác.
Điều này cũng gây ra dư luận ở Nga rằng, sau Chiến tranh Lạnh, Washington đă không thực sự nỗ lực để tạo ra một thỏa thuận an ninh mới cùng với Moscow.
Cần phải nhớ rằng, vào năm 2002, chính quyền của George W. Bush đă rời bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, giải phóng Mỹ khỏi các ràng buộc để phát triển một lá chắn pḥng thủ tên lửa, bất chấp sự phản đối của Nga.
Sự sụp đổ của Hiệp ước INF giờ đây có thể đặt mọi thứ trong tương lai vào New START - một thỏa thuận kiểm soát vũ khí được thương lượng bởi chính quyền Obama trước kia.
Một số nhà quan sát ở Moscow nói rằng lời đe dọa của Tổng thống Trump trong việc rời bỏ Hiệp ước INF có thể là một canh bạc mở đường cho Washington có được mọi thứ cần thiết trước khi tham gia đàm phán.
Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moscow, nói trên truyền h́nh nhà nước : "Nếu có thiện chí tốt đẹp ở cả hai phía, bao gồm cả chúng tôi, th́ có lẽ hiệp ước có thể được cứu".
Việc Mỹ rút khỏi INF có thể chính là điều Nga mong muốn từ lâu.
Thế giới đă thay đổi rất nhiều trong ba thập kỷ qua, kể từ khi kư kết hiệp ước, v́ vậy nó chắc chắn cần được sửa đổi, Pukhov nói. Một ví dụ trong đó là sự xuất hiện của máy bay không người lái vũ trang trong kho vũ khí của người Mỹ, điều mà Moscow coi là vi phạm Hiệp ước INF.
Một mối đe dọa khác từ quan điểm của Nga là các thành phần của lá chắn pḥng thủ tên lửa Mỹ tại Ba Lan và Romania, mà theo tuyên bố của Moscow có thể được trang bị không chỉ với tên lửa pḥng thủ đơn thuần mà c̣n là tên lửa hành tŕnh Tomahawk.
"Tomahawk với đầu đạn hạt nhân có thể được nạp tại các địa điểm chống tên lửa ở Romania và Ba Lan ngay khi Mỹ rời khỏi Hiệp ước INF", Igor Korotchenko, từ tạp chí quốc pḥng Nga cảnh báo.
Korotchenko mô tả nguy cơ này sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 ở châu Âu khi Mỹ và Liên Xô đứng trên bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Một quan điểm đáng chú ư khác lại cho rằng, Nga chỉ đang giả vờ cường điệu lời chỉ trích của ḿnh, trong khi chính nước này mong muốn sự sụp đổ của Hiệp ước INF hơn bao giờ hết.
Vladimir Frolov, một nhà phân tích chính sách đối ngoại ở Moscow, lập luận rằng Điện Kremlin đă từ lâu làm suy yếu hiệp ước - nhưng muốn Mỹ mới là bên chủ động rút khỏi.
"Đây là một trong những thành tựu ngoại giao lớn của Tổng thống Vladimir Putin, điều mà ông đă phấn đấu để hướng tới trong rất nhiều năm làm lănh đạo của đất nước", Frolov đă viết trên trang Republic của Nga . "Đối với các tổ hợp công nghiệp quân sự và cộng đồng an ninh của Nga, Hiệp ước INF luôn giống như chiếc khăn đỏ của người đấu ḅ, nó tượng trưng cho thất bại của đất nước trong Chiến tranh Lạnh".
Bolton đang bước vào một cái bẫy khi Nga đă có các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo ư ḿnh, Frolov nhận định, trong khi Mỹ vẫn cần phát triển các loại vũ khí đó và sẽ phải đối mặt với các rào cản trong việc triển khai chúng tới châu Âu.
Bolton đă mở một lối ra cho Nga nghiễm nhiên thoát khỏi INF kể từ khi ông c̣n trong chính quyền Bush và từ lâu đă phản đối Hiệp ước này. Về cơ bản, Nga cần một thỏa thuận vũ khí mới và INF là điều cần loại bỏ