Sự việc nhà báo Jamal Khashoggi tử vong đă làm chiến lược Trung Đông của Mỹ có nguy cơ phá sản. Ngay thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đă nhiều lần hoăn việc công bố kế hoạch ḥa b́nh Trung Đông được chờ đợi từ lâu. Bởi vậy rất có thể kế hoạch của Tổng thống Donald Trump sẽ măi măi chỉ là dự định trên giấy.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (trái) gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thủ đô Washington vào hôm 14.3.2018. Ảnh: Getty.
Theo AP, trong kế hoạch ḥa b́nh Trung Đông của Mỹ, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman chính là nhân tố chủ chốt, giúp Mỹ, Israel và Palestine kết nối, xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sau cái chết của nhà báo Khashoggi, uy tín của Thái tử bin Salman đang bị tác động rất lớn và Tổng thống Trump có thể sẽ phải hoạch định lại chiến lược Trung Đông của ḿnh.
“Nếu Washington thực sự có một kế hoạch như vậy, sự việc lần này chắn chắn đă làm rối tung lên tất cả”, ông Dan Shapiro – Đại sứ Mỹ tại Israel dưới thời Tổng thống Barack Obama – nhận định.
Quay trở lại thời điểm cuối năm 2016, sau chiến thắng trước ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton, ông Donald Trump tự tin bước vào Nhà Trắng với lời hứa đem lại một cách tiếp cận mới cho quá tŕnh ḥa giải Israel – Palestine. Để làm được việc mà ông cho là những người tiền nhiệm không thể làm được, nhà lănh đạo đă lập một nhóm Trung Đông mà dẫn đầu là người con rể kiêm cố vấn Jared Kushner.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tiếp Cố vấn Cao cấp Nhà Trắng Jared Kushner vào hôm 19.9.2018. Ảnh: SPA.
Tuy nhiên, đáng chú ư là thay v́ theo đuổi giải pháp 2 nhà nước được cộng đồng quốc tế ủng hộ trong hơn 2 thập kỷ qua, chính quyền Tổng thống Trump đă từ chối xác nhận việc thành một nhà nước Palestine. Thay vào đó, nhóm của Jared Kushner đă quay sang Ả Rập Saudi với hi vọng nguồn lực tài chính dồi dào cũng như uy tín của vương quốc này trong cộng đồng Ả Rập có thể đem người Israel và Palestine lại gần nhau hơn.
Trong mắt Kushner, Thái tử bin Salman là một nhà lănh đạo táo bạo, có khả năng hiện đại hóa khu vực Trung Đông đầy bất ổn. Vào năm ngoài, con rể của ông Trump c̣n bí mật đến thăm Riyadh để thảo luận chiến lược liên quan tới Israel và Palestine với vị Thái tử.
Thế nhưng, ngay cả trước khi sự cố nhà báo Jamal Khashoggi thiệt mạng trong Lănh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) diễn ra, kế hoạch ḥa b́nh của Trump đă gặp vấn đề. Theo đó, vào năm ngoái, Ả Rập Saudi đă 2 lần mời Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas qua thăm để thảo luận về sáng kiến của người Mỹ. Trong cả 2 lần này, ông Abbas đều từ chối với lư do kế hoạch của Washington không đem lại kết quả cuối cùng mà người Palestine muốn: thành lập một nhà nước độc lập ở Bờ Tây, Dải Gaza và đông Jerusalem.
Theo lời các trợ lư, Tổng thống Abbas tin rằng Washington muốn Palestine im lặng để đổi lại việc nền kinh tế Palestine nhận được các khoản tiền khổng lồ từ những nhà đầu tư ở Vịnh Ba Tư. Nếu kế hoạch này thành công và mặt trận ngoại giao Palestine được ổn định, nước Mỹ sẽ có thể tiến tới việc tạo lập một liên minh Israel - Ả Rập Saudi làm đối trọng trong khu vực với Iran.
Thế nhưng Tổng thống Abbas tuyên bố sẽ không chấp nhận sáng kiến của Mỹ với lư do Washington quá thiên vị, ưu ái Tel Aviv. Sau khi Washington công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán Mỹ tới thành phố thiêng này cũng như cắt giảm hàng trăm triệu USD tiền hỗ trợ nhân đạo trực tiếp, gián tiếp cho người dân Palestine, mối quan hệ Mỹ - Palestine đă trở nên tệ hại một cách toàn diện.
Uy tín của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đang tổn hại nghiêm trọng v́ sự việc nhà báo Jamal Khashoggi thiệt mạng. Ảnh: PA.
Cùng lúc đó, sau một loạt các quyết định đầy tranh căi như cô lập Qatar (vốn không thành công), thực hiện các chiến dịch quân sự đẫm máu ở nước láng giềng Yemen và bất ngờ cắt quan hệ ngoại giao với Canada sau khi Ngoại trưởng nước này là Chrystia Freeland lên tiếng chỉ trích Riyadh, uy tín của Thái tử bin Salman đă liên tiếp “dính chưởng”.
Tới thời điểm hiện tại, sự việc nhà báo Jamal Khashoggi xuất hiện đă trở thành “giọt nước” chuẩn bị “tràn ly”. Mặc dù được cho là không hề có liên quan trực tiếp đến thảm họa ngoại giao này, khả năng lănh đạo của vị Thái tử vẫn sẽ bị thách thức, đặt nghi vấn.
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Israel Dan Shapiro, cho dù Trump đồng ư hợp tác với Ả Rập Saudi, nhân tố Mohammed bin Salman, giờ ở vị thế yếu hơn trước, sẽ là không đủ để thuyết phục người Palestine nhượng bộ với Israel – vốn là một điều được coi là “cấm kỵ” (taboo) trong cộng đồng Ả Rập.
Trong khi đó, trên chính trường quốc tế, sau sự việc nhà báo Jamal Khashoggi, việc tiếp tục hợp tác với vị Thái tử sẽ khiến chính bản thân Tổng thống Trump bị Quốc hội Mỹ, đồng minh châu Âu,… “hiểu nhầm sâu sắc”.
Vụ việc Khashoggi liệu có khiến Tổng thống Donald Trump thay đổi chiến lược ḥa b́nh Trung Đông của ḿnh? Ảnh: AP.
“Mỹ muốn Ả Rập Saudi phải là một đối tác dễ đoán, đáng tin cậy, có trách nhiệm. Sự việc lần này cho thấy chính quyền Riyadh hiện tại không phải là đối tác mà Washington t́m kiếm”, ông Shapiro nhận định.
“Trong thời gian tới, có thể sẽ không nhà lănh đạo Mỹ t́m đến bin Salman để vạch ra chiến lược cho các vấn đề của khu vực. Vị Thái tử này có lẽ sẽ phải ngồi ngoài bàn cờ chính trị Trung Đông”.
Theo AP dẫn lời nhà phân tích người Palestine Mkhaimer Abusada, không chỉ có tác động lớn tới kế hoạch ḥa b́nh Trung Đông, sự việc nhà báo Jamal Khashoggi c̣n sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi của Thái tử Mohammed bin Salman trong tương lai.
“Tôi nghĩ sau sự việc lần này, ông ấy sẽ thực hiện từng bước cẩn thận có suy tính chứ không quyết liệt như trước nữa”, Abusada cho biết.
“Người Palestine sẽ từ chối kế hoạch ḥa b́nh của Mỹ nếu nó được đặt lên bàn đàm phán. Trong khi đó, sau một loạt biến cố vừa rồi, lời nói của nhà lănh đạo Ả Rập Saudi cũng sẽ không đủ trọng lượng để gây áp lực lên Palestine.”