Trung Quốc đă phải "toát mô hôi" trước thông điệp ngầm của láng giềng. Đó là khi Ấn Độ nói sẽ đáp trả lại những kẻ xâm lược dám thách thức chủ quyền của Ấn Độ bằng “sức mạnh gấp đôi”. Lời phát biểu của Thủ tướng Narendra Modi mới đây đă cảnh báo chính láng giềng của ḿnh.
Ông này nhấn mạnh chính phủ của ông sẽ không ngại tiến hành các bước đi “táo bạo” để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ấn Độ vừa gửi đi thông điệp cảnh báo nghiêm khắc với bất kỳ thế lực nào muốn xâm lược nước này
“Sức mạnh của quân đội chúng tôi luôn là để dành cho mục tiêu pḥng thủ và điều này sẽ vẫn được duy tŕ trong tương lai”, Thủ tướng Modi phát biểu. Nhà lănh đạo của Ấn Độ khẳng định “quân đội Ấn Độ đang có sẵn trong tay những công nghệ tốt nhất”.
Ông Modi nhấn mạnh rằng, trong khi chính phủ của ông cam kết sẽ đưa ra những quyết định “lớn và táo bạo” nhưng Ấn Độ “chưa bao giờ tham lam” chiếm đất của người khác. Tuy nhiên, “bất kỳ ai gây ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Ấn Độ sẽ bị đáp trả bằng sức mạnh gấp hai”, Thủ tướng Modi tuyên bố.
“Nhiệm vụ của mỗi người dân Ấn Độ là… chiến đấu chống lại những lực lượng như vậy, đánh bại chúng và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước đạt đến mức toàn diện nhất”, ông Modi nói thêm.
Dưới thời chính phủ của Thủ tướng Modi, Ấn Độ đang có kế hoạch chi đến 250 tỉ USD để hiện đại hóa quân đội trong thập kỷ tới. Song song với việc mua vũ khí từ nước ngoài, Ân Độ cũng mở rộng vai tṛ của nhà nước và các công ty quốc pḥng trong lĩnh vực tự chế tạo vũ khí.
Ấn Độ mua vũ khí và thiết bị quân sự từ Israel, Pháp và Mỹ nhưng cường quốc Châu Á đang ngày càng phụ thuộc vào công nghệ của Nga để hiện đại hóa quân đội. Bất chấp những lời đe dọa, cảnh báo của Mỹ về viễn cảnh New Delhi phải hứng chịu các đ̣n trừng phạt, Ấn Độ trong tháng này vừa kư một hợp đồng vũ khí trị giá 5,4 tỉ theo đó Nga sẽ cung cấp cho New Delhi các hệ thống tên lửa pḥng không tối tân S-400 Triumf.
Ấn Độ cũng đang thảo luận về khả năng mua các xe tăng T-14 Armata của Nga để thay thế cho những chiếc xe tăng T-72 già cỗi. New Delhi c̣n tỏ ra rất quan tâm đến các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Nga và đang t́m cách phát triển tàu ngầm với đồng minh truyền thống. Trong số các dự án hợp tác với Nga, các công ty quốc pḥng của Ấn Độ đang đề nghị cùng phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới với Nga.
Những tuyên bố cứng rắn mới nhất của Thủ tướng Modi cùng với việc New Delhi tiếp tục thúc đẩy tiến tŕnh hiện đại hóa quân đội, tăng cường sức mạnh quân sự được cho là đều nhằm vào nước láng giềng Trung Quốc.
Mặc dù quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đă được cải thiện trong những năm gần đây. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên, tranh chấp xung quanh đường biên giới dài 4.057km giữa hai nước này vẫn chưa được giải quyết. Năm 1962, giữa Ấn Độ và Trung Quốc từng nổ ra một cuộc chiến tranh ngắn liên quan đến tranh chấp biên giới.
Bắc Kinh đ̣i chủ quyền trên vùng lănh thổ rộng khoảng 90.000 km, bao phủ gần hết bang Arunachal Pradesh. Trung Quốc gọi vùng lănh thố đó là “Nam Tây Tạng". Trung Quốc liên tục nhắc đi nhắc lại rằng cuộc chiến năm 1962 chưa phải là chương cuối trong cuộc tranh chấp xung quanh bang Arunachal và rằng Arunachal vẫn là vùng lănh thổ đang bị tranh chấp. Bất kỳ động thái nào của Ấn Độ nhằm xác định quyền kiểm soát đối với khu vực biên giới Arunachal đều khiến Trung Quốc nổi giận. Ví dụ như năm 1986, việc Ấn Độ nhắc đến Arunachal như là một bang của nước này đă châm ng̣i cho một cuộc giao tranh ác liệt giữa hai nước ở Sumdurong Chu.
Quan hệ giữa Trung Quốc và nước láng giềng Ấn Độ không mấy êm đẹp. Ngoài cuộc tranh chấp lănh thổ nóng bỏng ở khu vực biên giới được nhắc ở trên, giữa Ấn Độ và Trung Quốc c̣n tồn tại một cuộc đua ngầm rất mạnh giữa hai nước lớn của Châu Á nhằm tranh giành ảnh hưởng về vị thế trong khu vực cũng như quốc tế.
Trong nhiều thập kỷ, sau nhiều thất bại trước Trung Quốc, Ấn Độ thường chọn cách thoái lui trước Trung Quốc. Nhưng t́nh h́nh giờ đă thay đổi. Một Ấn Độ mạnh hơn lên, bạo dạn hơn lên đang khiến Trung Quốc cảm thấy lo ngại.
New Delhi c̣n nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của ḿnh để đối phó với Pakistan.