Trong bối cảnh quan hệ song phương ngày càng căng thẳng do một loạt vấn đề, bao gồm cuộc chiến thương mại do ông Trump khơi mào, các nghị sĩ và quan chức Mỹ dồn dập đưa ra những lời cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc.
Từ trái qua phải: Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray và Quyền Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ Russell Travers tại phiên điều trần ngày 10/10 (Ảnh: Reuters)
Tại phiên điều trần của Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện Mỹ hôm 10/10, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray tuyên bố: “Trung Quốc bằng nhiều cách đang cho thấy mối đe dọa phản gián quy mô nhất, phức tạp nhất và dài hạn nhất mà chúng ta (Mỹ) phải đối mặt. Nga đang chiến đấu cho cuộc chiến ngày hôm nay. C̣n Trung Quốc đang chiến đấu cho cuộc chiến ngày mai”.
Phát biểu trước Ủy An ninh Nội địa Thượng viện, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen cũng chỉ ra tham vọng của Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng tại Mỹ.
“Trung Quốc chắc chắn đang triển khai nỗ lực chưa từng có nhằm tác động quan điểm của người Mỹ”, bà Nielsen nói.
Ủy ban tại thượng viện đang làm rơ những tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hồi tuần trước, trong đó ông Pence nói rằng việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 vẫn “lép vế” trước các hoạt động can thiệp bầu cử Mỹ của Trung Quốc.
Trong khi đó, Ủy ban Điều hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC), một cơ quan có tiếng nói quan trọng của Quốc hội Mỹ, đă đề nghị chính quyền Tổng thống Donald Trump coi vấn đề nhân quyền của Trung Quốc là một phần quan trọng trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm cải thiện quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. CECC được thành lập từ năm 2000 với mục tiêu giám sát các vấn đề nhân quyền và thực thi luật pháp tại Trung Quốc.
Trong báo cáo kiến nghị gửi chính quyền Mỹ, CECC đă kêu gọi các quan chức cấp cao của Mỹ nêu vấn đề giam giữ chính trị trong các cuộc trao đổi với giới chức Trung Quốc. Ngoài ra, báo cáo của CECC cũng hối thúc chính quyền Trump gây sức ép với Trung Quốc để buộc Bắc Kinh phải dừng các chính sách cản trở hoạt động thương mại và đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc, đồng thời rà soát các hoạt động đầu tư của Trung Quốc trong các ngành tại Mỹ. Báo cáo đề xuất một số biện pháp như hạn chế cấp thị thực vào Mỹ hay áp đặt các biện pháp trừng phạt về tài chính nhằm vào các quan chức Trung Quốc bị coi là vi phạm nhân quyền.
“Căng thẳng Mỹ - Trung đang dâng cao trên mọi mặt trận ở thời điểm hiện tại. Hăy giải quyết ổn thỏa vấn đề nhân quyền, sau đó mối quan hệ hữu nghị và đối thoại giữa hai chính phủ sẽ được thúc đẩy”, nghị sĩ Cộng ḥa Chris Smith, đồng chủ tịch CECC, phát biểu tại cuộc họp báo hôm 10/10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (Ảnh: Reuters)
Trước đó, trong bài phát biểu tại Washington hôm 4/10, Phó Tổng thống Mike Pence đă đưa ra hàng loạt tuyên bố chỉ trích Trung Quốc trong nhiều khía cạnh, bao gồm cáo buộc của Tổng thống Trump rằng Bắc Kinh đang t́m cách can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới của Mỹ.
Trong bài phát biểu được giới quan sát đánh giá là “điềm báo” cho sự xuống dốc của quan hệ Mỹ - Trung, ông Pence chỉ trích một loạt các động thái của Trung Quốc như gây sức ép trong vấn đề tôn giáo, chính trị, quân sự hóa Biển Đông, tài trợ cho các dự án ở nước ngoài khiến các nước nhận viện trợ trở thành con nợ của Bắc Kinh.
“Đây là chính quyền đầu tiên (Mỹ) đầu tiên công khai gọi Trung Quốc là đối thủ chiến lược trong văn kiện về chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quân sự quốc gia được phát hành năm ngoái. Cựu Tổng thống George W. Bush từng gọi Trung Quốc là đối thủ chiến lược trong chiến dịch tranh cử, tuy nhiên ông không bao giờ sử dụng lại cụm từ này khi trở thành tổng thống. Chúng ta đang cạnh tranh với Trung Quốc trên mọi khía cạnh, nhiều hơn là hợp tác với họ. Các lĩnh vực cạnh tranh vượt trội hơn hẳn so với hợp tác”, David Shambaugh, học giả về Trung Quốc tại Đại học George Washington, nhận định.
VietBF © sưu tầm