Indonesia dỡ bỏ cảnh báo sóng thần ngay trước khi sóng cao 6 mét đổ bộ. Đó là do giới chức Indonesia chỉ dựa vào số liệu từ cảm biến thủy triều ở quá xa ngoài khơi để dỡ cảnh báo sóng thần.
Khung cảnh hoang tàn sau động đất và sóng thần ở Palu. Ảnh: Reuters.
Ông Rahmat Triyono, giám đốc Trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa lư Indonesia (BMKG), hôm nay cho biết những sai sót trong việc ghi nhận dữ liệu từ hệ thống cảm biến đă khiến họ dỡ bỏ cảnh báo ngay trước khi đợt sóng thần lớn ập vào thành phố Palu trên đảo Sulawesi khiến gần 400 người thiệt mạng, Reuters đưa tin.
Theo Triyono, BMKG áp dụng quy tŕnh tiêu chuẩn để ra cảnh báo và dỡ bỏ dựa theo dữ liệu ghi nhận được từ hệ thống cảm biến ngoài biển. Bởi vậy, họ quyết định dỡ cảnh báo sau 34 phút ban bố khi cảm biến thủy triều gần Palu nhất ghi nhận độ cao sóng "không đáng kể" là 6 cm.
Cảm biến thủy triều này có khả năng nhận biết những thay đổi trong mực nước biển, nhưng lại được bố trí ngoài khơi, cách Palu tới 200 km.
"Chúng tôi không có dữ liệu quan trắc tại Palu, v́ thế phải sử dụng dữ liệu từ cảm biến này để đưa ra quyết định dỡ cảnh báo", ông Triyono nói. Ông cho biết BMKG có thể đưa ra quyết định chính xác hơn nếu có cảm biến thuỷ triều hay thiết bị thu thập dữ liệu thích hợp ở Palu, điều sẽ được họ xem xét trong thời gian tới.
Hiện chưa rơ sóng thần ập vào Palu trước hay sau khi cảnh báo được dỡ bỏ, nhưng Triyono cho rằng dựa trên các video xuất hiện trên mạng xă hội, sóng thần nhiều khả năng xuất hiện trước khi BMKG dỡ cảnh báo.
Cơ quan này đang hứng chịu chỉ trích dữ dội trên mạng xă hội Indonesia v́ quyết định dỡ bỏ cảnh báo sóng thần quá sớm, khi nhiều người cho rằng động thái của BMKG đă khiến các nạn nhân mất cảnh giác, dẫn đến thiệt hại lớn về nhân mạng.
Tuy nhiên, Baptiste Gombert, chuyên gia địa vật lư học tại Đại học Oxford, cho rằng việc sóng thần xuất hiện sau trận động đất ngoài khơi Palu khiến giới nghiên cứu bất ngờ.
Theo Gombert, trận động đất này được tạo ra do hai khối kiến tạo va chạm với nhau theo chiều ngang, không phải chiều dọc và thường không gây ra sóng thần. "Có một số dự đoán rằng đă có một trận lở đất dưới biển, khiến lượng lớn nước bị hút xuống và gây nên sóng thần", chuyên gia này nói, bổ sung rằng cấu trúc hẹp và dài của vịnh ở Palu khiến sức mạnh của sóng thần tập trung và một điểm khi ập vào bờ, gây ra sức tàn phá lớn hơn.
Các quan chức Indonesia cho hay sóng thần tràn vào Palu và khu vực lân cận với tốc độ rất lớn, khoảng vài trăm km một giờ. Video trên mạng xă hội cho thấy cơn sóng lớn đổ từ biển vào thành phố, phá hủy những ngôi nhà, phương tiện giao thông gần bờ biển và khiến nhiều người hoảng loạn.
Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi lúc 18h02 hôm qua (17h02 giờ Hà Nội), tạo ra đợt sóng thần cao tới 6 mét tàn phá nhiều khu vực ven biển của thành phố Palu và thị trấn Donggala. Theo thống kê, ít nhất 384 người đă thiệt mạng và con số này dự kiến c̣n tăng lên, khi hàng trăm người chưa rơ tung tích.
Bộ Truyền thông Indonesia cho hay cảnh báo sóng thần đă được gửi đến người dân qua tin nhắn nhiều lần. Tuy nhiên, Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của cơ quan ứng phó thảm hoạ của Indonesia, cho biết động đất làm khu vực này bị mất điện, khiến hệ thống liên lạc bị ngưng trệ và hệ thống c̣i báo động dọc bờ biển không hoạt động.
Hồi 2004, Indonesia từng hứng chịu trận động đất mạnh 9,5 độ và sóng thần lớn khiến 126.000 người chết.
Therealrtz © VietBF