Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ đằng sau việc Tổng thống Mỹ Donald Cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc không chi về kinh tế, không chỉ v́ nước Mỹ là trên hết" như Tổng thống Mỹ Donald Trump nói. Cuộc chiến này c̣n phơi bày những toan tính của cả hai trong cuộc chiến thương mại đang trong giai đoạn căng thẳng nhất.
Toan tính của Mỹ
Ngày 18/9, Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời vào cuối năm sẽ tăng lên 25%, ṿng áp thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 24/9.
Trong tuyên bố, Donald Trump nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc có hành động trả đũa đối với nông dân và các ngành nghề khác th́ chúng ta sẽ lập tức thực hiện giai đoạn thứ 3, tức là áp thuế đối với khoảng 267 tỷ USD hàng nhập khẩu”.
Ông Donald Trump bày tỏ: “Sở dĩ chúng ta hành động như vậy là v́ Văn pḥng đại diện thương mại Mỹ kết luận rằng Trung Quốc đă áp dụng chính sách và biện pháp rất không công bằng nhằm vào công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ví dụ như buộc các công ty của Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc. Những biện pháp này rơ ràng đă tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển lành mạnh và phồn vinh của kinh tế Mỹ từ lâu nay”.
Như vậy, động thái áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ ngay trước thềm chuyến thăm của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc là đ̣n giáng mạnh vào những nỗ lực của Bắc Kinh.
Ai hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lún sâu vào cuộc chiến, Đông Nam Á lại hưởng lợi nhờ đơn hàng mới và khả năng chuyển sản xuất của các công ty.
Đặc biệt, nhân tố Trung Quốc luôn là một trong những con bài chủ chốt trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
Việc Mỹ không ngừng sử dụng con bài cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là nhằm phục vụ cho các ư đồ của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Hiện nay, không chỉ trong chính quyền Trump mà ngay cả toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ đều có xu hướng ủng hộ triển khai các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thương mại.
Thậm chí nhiều dân chúng và nhiều chính khách của đảng Dân chủ vốn phản đối Tổng thống Trump cũng đứng về phía lập trường của chính quyền Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ủng hộ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và thực hiện các biện pháp chế tài thương mại đối với Trung Quốc.
Chính v́ vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là con bài quan trọng để Tổng thống Trump và các cố vấn của ḿnh “giành phiếu” và “tạo thế” cho đảng Cộng ḥa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Trung Quốc toan tính thời cơ để đáp trả
Ngay sau Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đă lập tức tuyên bố đáp trả tương xứng.
Động thái đầu tiên là Trung Quốc đă đáp trả bằng cách đánh thuế trị giá 60 tỷ USD vào các sản phẩm của Mỹ.
Tiếp theo đó Trung Quốc cho loan tin hủy bỏ hủy bỏ chuyến thăm Mỹ của Phó thủ tướng Lưu Hạc dự kiến từ ngày 27-28/9.
Theo tờ Bưu điện Washington, chính quyền Bắc Kinh đă chính thức hủy bỏ chuyến đi Mỹ của Phó thủ tướng Lưu Hạc. Đồng thời cũng hủy luôn các chuyến đi tiền trạm của đoàn cấp thấp hơn.
Trước đó, Mỹ-Trung đă tiến hành 5 ṿng đàm phán. Tuy nhiên, cả 5 ṿng đàm phán này đều không mang lại kết quả khả quan. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn không được “giải quyết”.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Trung Quốc hủy các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ ngay trước thềm tuyên bố áp thuế của Mỹ đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực, nhằm các mục đích đáp trả cách đối xử “vô thường” của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đối với Trung Quốc trong đàm phán thương mại.
Điều này cũng được chính phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố, những hành động “vô thường” của Mỹ đă gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc đàm phán thương mại song phương. Chỉ có trên cơ sở b́nh đẳng tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, các hoat động đối thoại và hiệp thương mới là con đường duy nhất đúng để giải quyết vấn đề thương mại Trung-Mỹ. Tất cả lời nói và hành động của Mỹ hiện nay đều không cho thấy sự thành ư, thiện ư.
Ngoài ra, việc Trung Quốc phản ứng cứng rắn với các tuyên bố của Mỹ c̣n nhằm mục đích chờ đợi thời cơ chín muồi. Bởi theo tính toán của Trung Quốc, rất có thể Tổng thống Trump sẽ kư kết thỏa thuận trong vấn đề thương mại với Trung Quốc ngay trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, cụ thể là vào trước cuối tháng 11 hoặc trước thượng đỉnh G-20.
Như vậy, có thể thấy một loạt các phản ứng của Mỹ và Trung Quốc liên quan tới cuộc chiến thương mại song phương đă phản ánh những toan tính của hai bên. Việc Mỹ-Trung có đạt được sự nhận thức chung trong vấn đề thương mại hay không, điều này phụ thuộc vào những toan tính của các bên liên quan