Quân đội của Trung Quốc đang lớn mạnh không ngừng. Phải nói rằng Hải quân nước này đă có những bước tiến rất lớn, số lượng tàu chiến sẽ vượt Mỹ vào năm 2020. Nhưng nh́n vào thực tế, có nhiều chỉ số quan trọng Trung Quốc sẽ c̣n phải phấn đấu lâu dài.
Biên đội tàu chiến hải quân Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu.
Trang tin khoa học công nghệ NextBigFuture Mỹ ngày 28/8 cho rằng khoảng cách số lượng tàu chiến của hải quân hai nước Trung Quốc và Mỹ đang thu hẹp nhanh chóng, số lượng tàu chiến của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2020. Đến giữa năm 2030, hải quân Trung Quốc sẽ có nhiều tàu chiến cỡ lớn hơn, thậm chí có thể vượt hải quân Mỹ.
So sánh số lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc và Mỹ ở các giai đoạn khác nhau cho thấy: Vào năm 2000, tỷ lệ số lượng tàu chiến giữa Trung - Mỹ là 164:226, tỷ lệ số lượng tàu sân bay là 0:12, tỷ lệ số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược là 1:18, tỷ lệ số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công là 6:55, tỷ lệ số lượng tàu ngầm thông thường là 58:0 (quân đội Mỹ chỉ trang bị tàu ngầm hạt nhân), tỷ lệ số lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn là 20:79, tỷ lệ số lượng tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ là 79:62.
Đến năm 2016, khoảng cách số lượng tàu chiến giữa Trung - Mỹ bắt đầu thu hẹp c̣n 183:188, tỷ lệ số lượng tàu sân bay là 1:10, tỷ lệ số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược là 4:14, tỷ lệ số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công là 5:57, tỷ lệ số lượng tàu ngầm thông thường là 51:0, tỷ lệ số lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn là 19:84, tỷ lệ số lượng tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ là 103:23.
Theo dự đoán của báo Mỹ, trong tương lai, tỷ lệ số lượng này sẽ c̣n có sự thay đổi to lớn. Dự tính đến năm 2030, tỷ lệ số lượng tàu chiến giữa Trung - Mỹ là 260:199, tỷ lệ số lượng tàu sân bay là 4:11, tỷ lệ số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược là 12:11, tỷ lệ số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công là 12:42, tỷ lệ số lượng tàu ngầm thông thường là 75:0, tỷ lệ số lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn là 34:95, tỷ lệ số lượng tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ là 123:40.
Căn cứ vào kế hoạch đóng tàu 30 năm mới nhất, số lượng tàu chiến của hải quân Mỹ đến năm 2020 sẽ tăng lên 308 chiếc, đến thập niên 50 của thế kỷ 21 mới thực hiện mục tiêu xây dựng hạm đội lớn 355. Để duy tŕ quy mô hạm đội, hải quân Mỹ sẽ cải tạo 6 tàu tuần dương cũ, tiến hành nâng cấp theo từng giai đoạn đối với 11 tàu tuần dương hiện có. Điều này có nghĩa là sẽ có 17 tàu tuần dương kéo dài thời gian phục vụ hơn so với tuổi thọ 35 năm.
Đồng thời, Trung Quốc đă đẩy nhanh các bước xây dựng hải quân. Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tàu khu trục Type 055. Trung Quốc c̣n đang chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 có tính năng tiên tiến hơn – tàu Type 095 không chỉ có hiệu quả chạy êm tốt hơn, mà c̣n có ḷ phản ứng hạt nhân và hệ thống phóng thẳng tiên tiến hơn, trong tương lai sẽ trở thành tàu ngầm hộ tống của biên đội tàu sân bay Trung Quốc.
Vào thập niên 30 của thế kỷ 21, số lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc sẽ đuổi kịp, thậm chí vượt Mỹ. Năm 2017, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) dự đoán, vào thập niên 30 của thế kỷ này, Trung Quốc sẽ sở hữu 500 tàu chiến, tŕnh độ công nghệ chủ yếu có thể ngang hàng với hải quân Mỹ. Có chuyên gia Mỹ thậm chí cho rằng hải quân Trung Quốc sẽ có hạm đội quy mô lớn hơn Mỹ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 30/8 dẫn lời nhà nghiên cứu Mă Nghiêu, Đại học Phục Đán, Trung Quốc cho rằng báo Mỹ đă liệt kê rất nhiều con số và chủng loại, thực chất là dùng số lượng và chủng loại tàu chiến để so sánh đơn giản thực lực của hải quân Trung Quốc và Mỹ. Thống kê này hoàn toàn coi nhẹ các chỉ số mang tính then chốt như trọng tải, công nghệ, cấu h́nh, không có nhiều giá trị tham chiếu.
Từ chiến tranh Lạnh đến nay, hải quân Mỹ luôn duy tŕ vị thế dẫn trước độc nhất vô nhị về số lượng, trọng tải, công nghệ tàu chiến, có căn cứ quân sự nhiều nhất ở nước ngoài, luôn duy tŕ quy mô lực lượng hải quân đại dương số 1 thế giới. Số lượng hiện nay giảm vừa là sự thay thế b́nh thường của tàu chiến nghỉ hưu, vừa là kết quả của sắp xếp, tối ưu việc xây dựng của hải quân Mỹ.
Những năm gần đây, hải quân Trung Quốc thực sự đă đạt được tiến bộ rất lớn, nhưng những bước tiến này chủ yếu là để “bù đắp lịch sử”. Nhưng các loại tàu chiến như tàu khu trục cỡ lớn, tàu tiếp tế biển xa đều vừa được biên chế cách đây không lâu, có khoảng cách rất lớn với hải quân Mỹ cả về công nghệ và kinh nghiệm.