Năm ngoái 2017, Ấn Độ và Trung Quốc đă xảy ra cuộc xung đột kéo dài 72 ngày ở Himalaya. Vậy mà nay họ đă thiết lập lại quan hệ hợp tác quân sự. Đằng sau sự hợp tác này là ǵ?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh
Ngày 23/8, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Wei Fenghe (Ngụy Phượng Ḥa) đă có chuyến thăm và làm việc bốn ngày tại Ấn Độ. Tiếp Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết hai nước sẽ giải quyết được tranh chấp ở biên giới nếu "không để những tranh chấp này biến thành xung đột".
Các chuyên gia tin rằng sự hợp tác giữa Bắc Kinh và New Delhi trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS, cũng như việc chính quyền Washington đang t́m cách gây áp lực lên Ấn Độ, đă giúp Trung Quốc và Ấn Độ xích lại gần nhau.
Trong cuộc hội đàm ngày 23/8, bộ trưởng quốc pḥng hai nước đă thảo luận về việc lập đội tuần tra chung trên cao nguyên Doklam ở dăy Himalaya, nơi xảy ra cuộc xung đột quân sự kéo dài hơn hai tháng hồi năm ngoái giữa hai nước, tạp chí India Today dẫn nguồn riêng cho biết.
Trong khi đó, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đưa tin, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc tới Ấn Độ "phản ánh sự phục hồi các mối quan hệ quân sự giữa hai nước".
Theo giới truyền thông Ấn Độ, nhân dịp này, các bộ trưởng quốc pḥng của Ấn Độ và Trung Quốc cũng đă thảo luận về việc lập một đường dây liên lạc giữa quân đội hai nước và về khả năng nối lại các cuộc tập trận chung bị đ́nh chỉ một năm trước.
Theo Yevgeny Gratchikov, chuyên gia tại Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, Bắc Kinh đă tiến một bước về phía Ấn Độ và muốn có thỏa thuận với New Delhi trong việc giải quyết các sự cố ở biên giới.
"Bắc Kinh thực hiện bước đi này nhằm đảm bảo rằng Ấn Độ không áp dụng một lập trường cứng rắn chống Trung Quốc", chuyên gia Gratchikov cho biết.
Vào tháng 9/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă thảo luận về các vấn đề quan hệ song phương trong Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn. Và vào ngày 27 và 28/4/2018, hai nhà lănh đạo này đă gặp nhau tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Tại đây, họ đă đồng ư hợp tác chặt chẽ hơn để giải quyết các vấn đề biên giới.
Theo chuyên gia quân sự Alexander Mikhailov, Giám đốc Cục Phân tích Chính trị-Quân sự của Nga, áp lực của Washington đối với Bắc Kinh, và đặc biệt là cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động, cũng đang góp phần củng cố mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt là với Nga và Ấn Độ.
"Cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động đang đẩy Trung Quốc đến gần các nước láng giềng hơn, kể cả với Nga. Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang xích lại gần hơn với Ấn Độ. Một cuộc đối thoại tích cực đang diễn ra, trong khi chỉ cách đây ít ngày, hai nước này vẫn c̣n bên bờ vực xung đột", chuyên gia Nga nó.