Iran đă đâm đơn khiếu nại Mỹ khi bị áp dụng các biện pháp trừng phạt mới lên ṭa án tối cao của Liên Hợp Quốc hôm 27.8.
Tehran đă đệ đơn chống lại việc Washington áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế lên Ṭa án Công lư Quốc tế (ICJ) có trụ sở tại Hague, Hà Lan hồi tháng trước.
Kể từ khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018, ông Trump đă áp đặt đợt trừng phạt đầu tiên với Tehran vào đầu tháng 8.
Đợt trừng phạt thứ hai dự kiến có hiệu lực vào đầu tháng 11, tập trung vào việc giao thương dầu mỏ và năng lượng của Iran.
AFP cho hay, Tehran lập luận rằng, Washington không có quyền khôi phục các biện pháp trừng phạt và kêu gọi ICJ ra phán quyết buộc Mỹ ngay lập tức đ́nh chỉ các biện pháp đó. Iran cũng yêu cầu được bồi thường.
ICJ dự kiến mất vài tháng để quyết định liệu có nên chấp thuận yêu cầu của Tehran về phán quyết tạm thời hay không. Phán quyết cuối cùng về vụ việc này có thể thực sự mất nhiều năm.
Tehran lập luận rằng, động thái rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vi phạm Hiệp ước Thân thiện và Quan hệ Kinh tế được hai nước kư năm 1955 và tuyên bố, các biện pháp trừng phạt mới đă làm tổn hại đến nền kinh tế nước này.
Đồng rial của Iran đă mất một nửa giá trị kể từ tháng 4 năm nay. Một loạt các công ty quốc tế, trong đó có Total, Peugeot & Renault của Pháp và Siemens, Daimler của Đức - đă tạm ngừng hoạt động tại Iran sau động thái của Mỹ.
Eric De Brabandere - giáo sư giải quyết tranh chấp quốc tế tại Đại học Leiden ở Hà Lan nói rằng, sự hậu thuẫn của nhiều quốc gia Châu Âu với thỏa thuận hạt nhân đồng nghĩa với việc "vị thế của Iran được tăng cường".
Các chuyên gia cho rằng, sự công khai vấn đề được Iran tạo ra bởi việc đệ đơn kiện lên ICJ có thể có lợi cho nước này. "Một trong những mục tiêu là công khai tố cáo các hành vi của Mỹ" - ông De Brabandere nói.
VietBF © Sưu tầm