Liên minh Châu Âu Eu đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong các chính sách quan hệ với Mỹ và Nga. Chính v́ thế mà những thách thức cả về tài chính, quân sự và cả vấn đề hạt nhân đang khiến cho nhiều nước phải đau đầu. Dưới đây là những điếm đáng chú ư mà EU đang phải đối mặt. Sự tồn tại của EU cũng đang bị đặt dấu hỏi sau khi Tổng thống Trump tạo ra 4 mặt trận khó khăn cho khối này bao gồm vấn đề hạt nhân Iran, thương mại, quốc pḥng và chính sách nhập cư.
Ngày 8/5, Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Điều này kéo theo sự xuất hiện trở lại của các lệnh cấm vận do Washington áp đặt đối với Tehran, cũng như các lệnh trừng phạt nhằm vào các nước vẫn cố t́nh đầu tư vào Iran. Mặc dù Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tuyên bố sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp làm ăn tại Iran, song nhiều công ty châu Âu vẫn rút khỏi Iran do biện pháp này khó có thể có hiệu lực trong ṿng 1 năm tới.
Trong lĩnh vực thương mại, Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ xem xét lại các thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh nếu Thủ tướng Anh Theresa May không dàn xếp một cuộc chia tay "cứng" với EU, c̣n gọi là Brexit "cứng". Xét đến các điều khoản đặc biệt liên kết hai nước, nhất là trong chuyển nhượng công nghệ, có thể thấy việc mặc cả này sẽ rất đắt giá.
Về quốc pḥng, Tổng thống Mỹ cũng đang từ chối tài trợ tài chính để đảm bảo an ninh cho châu Âu và yêu cầu "lục địa già" phải chi tiêu nhiều hơn để mua vũ khí của Mỹ.
Lợi dụng sự bất ḥa về vấn đề người nhập cư, chính quyền Trump đă t́m cách làm tan ră các đảng truyền thống và làm nảy sinh nhiều xu hướng hỗn tạp tại châu Âu. Các đại sứ của Mỹ mới được bổ nhiệm đă công khai ủng hộ việc thành lập các đảng dân túy cực hữu tại Italy, Đức, Anh và tại Trung cũng như Đông Âu. Cùng lúc, Tổng thống Nga Putin hoàn toàn có thể khởi động lại dự án lớn về không gian Á-Âu để trả đũa việc EU áp đặt lệnh trừng phạt chống Kremlin từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ chính phủ Kiev chống phe nổi dậy tại Donbass.
Như vậy, các lănh đạo EU đă thất bại trong việc chiếm giữ vị trí siêu cường hàng đầu. Nguyên nhân là do họ đă thất bại trong việc đạt được sự độc lập tự chủ chính trị chiến lược trong các lĩnh vực chủ chốt khi không có một chính sách đối ngoại thống nhất, tŕ hoăn thực hiện kế hoạch về quốc pḥng châu Âu, thiếu chính sách tài chính, tiền tệ chung và việc không đưa được ra chiến lược dài hạn cho vấn đề người nhập cư. Điều cần thiết hiện nay là phải siết lại đội ngũ xung quanh những thành viên hạt nhân có lợi ích gắn liền với việc duy tŕ một EU có chủ quyền. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là ai có thể đảm nhiệm vị trí dẫn đầu? Liệu cặp Macron-Merkel có đủ sức để vực lại EU?
|