Vụ mưu sát Tổng thống Venezuela là một minh chứng khác cho thấy những mối nguy hiểm tiềm tàng từ máy bay không người lái.
Trước đó, cả Venezuela đă rúng động trước vụ tấn công Tổng thống Nicolas Maduro bằng máy bay không người lái (hay c̣n gọi là drone/UAV). May mắn thay, chiếc UAV đem theo bom đă bị hạ.
Kẻ chủ mưu và động cơ thực hiện hành vi này vẫn c̣n chưa tỏ nhưng một điều mà giới chức an ninh Venezuela và toàn thế giới có thể cảnh giác ngay lập tức đó chính là hiểm hoạ tấn công từ máy bay không người lái.
Hiểm hoạ khôn lường từ UAV
Nguy cơ những nhóm phiến quân, khủng bố, thù địch… sử dụng phương tiện bay không người lái để thả bom, chất hoá học và sinh học là chiến lược mà các chuyên gia an ninh toàn thế giới cảnh giác từ lâu.
Nhiều năm trở lại đây, thị trường máy bay thương mại không người lái nở rộ khi loại phương tiện này có sẵn trên toàn thế giới và giá lại thấp.
Một chiếc drone 4 động cơ (hay c̣n gọi là quadcopter) có thể được điều khiển từ cách xa hơn 1km, có khả năng bay hơn 20 phút/1 lần sạc với giá chưa đến 1.000 USD và dễ dàng mua được trên các trang bán hàng trực tuyến.
Trong lịch sử, các nhóm phiến quân như tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) từng dùng drone để thực hiện các vụ tấn công thả lưu đạn hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, từng có nhiều vụ âm mưu ám sát các nguyên thủ quốc gia như vụ drone “lần ṃ” vào Nhà Trắng nhưng bị mất kiểm soát và rơi xuống băi cỏ khiến giới chức Mỹ cuống cuồng thắt chặt an ninh v́ lo ngại nơi ở của Tổng thống Mỹ có thể bị tấn công.
Một sự việc khác xảy ra vài tháng sau tại Nhật. Trong đó, người biểu t́nh phản đối chính sách hạt nhân của Nhật Bản đă thả drone chở cát phóng xạ từ khu thảm hoạ hạt nhân Fukushima xuống văn pḥng Thủ tướng Nhật.
Mới tháng trước đây, các lực lương an ninh Saudi Arabia cũng bắn rơi một chiếc UAV bay gần lâu đài hoàng gia làm dấy lên tin đồn đảo chính.
Không chỉ vậy, nhiều nhóm hoạt động c̣n sử dụng drone để truyền đi thông điệp mà họ đang đấu tranh. Tháng 7 vừa qua, nhóm hoạt động về luật môi trường Greenpeace đă điều khiển một chiếc drone h́nh Superman lao vào nhà máy hạt nhân ở Pháp để chứng minh nơi đây rất dễ bị tấn công.
Quy định quản lư c̣n lạc hậu
Trong khi mối đe doạ drone đang tràn lan, những quy định của chính phủ trên toàn thế giới lại chưa bắt kịp rủi ro cũng như sự phát triển của máy bay không người lái thương mại – ông Colin Clarke, nhà phân tích đến từ công ty tư vấn chính sách RAND cho biết.
Tại Mỹ, giới chức địa phương từng cảnh báo, luật pháp hiện nay chưa đủ để bảo vệ người dân chống lại những tội ác sử dụng hệ thống UAV bao gồm những hành vi tấn công thông thường, tấn công mạng, buôn thuốc phiện và do thám.
Hai quan chức cấp cao đến từ Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ David Glawe và Hayley Chang từng lên án trong bản đệ tŕnh lên Quốc hội hồi tháng 6 nhằm kêu gọi thêm quyền lực cho chính phủ để theo dơi và vô hiệu hoá drone rằng: “Drone đă trở thành mối đe doạ nghiêm trọng và dần hiện h́nh rơ rệt trong khi chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu”.
Hai ông nhấn mạnh, hiện tại Mỹ chưa thể chống đỡ những hành vi sử dụng drone trái phép "v́ đang bị cản trở bởi luật pháp liên bang, từ thời UAV chưa ra đời".
Mặt khác, các nhà vận động tự do dân sự lại phản đối việc chính phủ mở rộng quyền vô hiệu hoá máy bay không người lái v́ lo ngại hệ quả đằng sau.
Chẳng hạn, một số hệ thống chống drone như “jammer” - có khả năng cắt kết nối giữa người điều khiển và phương tiện, sẽ khó có thể triển khai tại những khu vực dân sự. Bởi nó tiềm ẩn nguy cơ có thể can thiệp vào hệ thống liên lạc quan trọng như máy bay thương mại hoặc các kênh thực thi pháp luật – theo Dan Gettinger, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Drone tại Đại học Bard (CSD). Ông Gettinger nhấn mạnh: “Việc triển khai các phương pháp này tại khu vực dân sự tồn tại rất nhiều thách thức”.
Báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Drone cũng chỉ ra có hơn 200 hệ thống chống drone đang có mặt trên thị trường.
Hiện tại, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ đang áp dụng một số quy định quản lư sử dụng drone như bắt buộc cấp phép, hạn chế không phận. Hơn 100.000 giấy phép phi công từ xa đă được FAA cấp kể từ khi quy định mới về quản lư drone có hiệu lực từ tháng 8/2016.
Bộ Quốc pḥng Mỹ đang vận động để chính phủ thông qua các biện pháp chống drone trị giá 1 tỉ USD trong đề xuất chi tiêu ngân sách năm 2019.
VietBF © Sưu tầm