Không quân Mỹ đă nhấn nút tự hủy sau khi một tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III bay chệch quỹ đạo trong thử nghiệm gần đây. Để sản xuất một quả tên lửa như vậy phải cần tới 7 triệu USD.
Military.com cho biết sự cố hy hữu này xảy ra vào ngày 31/7. Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, không mang đầu đạn, được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Tuy nhiên, vài phút sau khi tên lửa được phóng đi, quỹ đạo của nó đột nhiên xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Trung tâm chỉ huy tại căn cứ Vandenberg buộc phải nhấn nút tự hủy quả tên lửa trị giá 7 triệu USD để tránh sự cố ngoài ư muốn. Tên lửa rơi xuống ở một vị trí không xác định trên Thái B́nh Dương. Bộ chỉ huy Tấn công toàn cầu, Không quân Mỹ từ chối b́nh luận khi vụ việc đang được điều tra.
Tướng John Hyten, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ, nói quá tŕnh thử nghiệm tên lửa gần như hoàn hảo, cho đến khi ở một nơi nào đó trong chuyến bay, “chúng tôi nhận thấy sự bất thường”.
Vị tướng cho biết thêm khi sự bất thường xuất hiện, quỹ đạo bay của tên lửa vẫn an toàn, nhưng “chúng tôi đă quyết định phá hủy tên lửa trước khi t́nh huống trở nên xấu đi. Đó là một lựa chọn sáng suốt”, tướng Hyten nói.
Vệt sáng do tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III tạo ra trong một lần phóng thử nghiệm. Ảnh: Reuters.
Không quân Mỹ đang điều tra chi tiết vụ việc để xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi bất thường trong quỹ đạo bay. Đối với ICBM, quỹ đạo bay được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nó được theo dơi bởi sĩ quan kiểm soát chuyến bay (MFCO).
Vài giây sau khi tên lửa rời bệ phóng là giai đoạn quan trọng nhất. Sự cố nếu có thường xuất phát ở giai đoạn này. MFCO có thể chỉ có vài giây để đưa quyết định có phá hủy tên lửa hay không, nếu sự cố xuất hiện. Điều đó khiến MFCO có trách nhiệm rất nặng nề trong việc quyết định số phận của vũ khí. Ở các giai đoạn sau của tên lửa, MFCO sẽ hành động theo sự phê chuẩn của cấp trên.
Tướng Hyten cho biết sự cố hôm 31/7 là lư do tại sao Mỹ thường xuyên thử nghiệm các tên lửa để kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống. “Chúng tôi phải đảm bảo rằng mọi thứ vận hành đúng cách. Chúng tôi học được nhiều từ những thất bại hơn là thành công. Thử nghiệm thất bại không làm suy yếu khả năng tấn công của Mỹ”, tướng Hyten nói.
VietBF © Sưu tầm