Hăng Lockheed Martin cho biết vào năm 2017 đă có 11 nước có thể đặt hàng mua tiêm kích thế hệ 5 - F-35 với tổng số lượng đặt hàng 743 chiếc. Tuy nhiên cho đến nay nhiều nước không muốn mua hoặc không được mua v́ nhiều lính do kinh tế lẫn chính trị.
“Tàng h́nh” F-35 gây nhiều tranh căi.
Thổ Nhĩ Kỳ, một khúc xương khó nhằn
Mọi chuyện trở nên tồi tệ khi một dự luật vừa được quốc hội Mỹ thông qua nhằm cấm chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này tiếp tục kế hoạch mua hệ thống pḥng không tân tiến S-400 của Nga.
Trước sức ép của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không nhượng bộ và Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdoğan, tuyên bố sẽ thực hiện thỏa thuận mua S-400 của Nga. Ông c̣n đề nghị cùng Nga phát triển hệ thống S-500 hiện đại hơn.
Do quyết định của phía Mỹ, hăng Lockheed Martin sẽ phải hoàn trả 800 triệu USD tiền đặt cọc của Ankara và sẽ bỏ mất hợp đồng sản xuất 100 chiếc F-35 với tổng giá trị 12 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu chuyện có vẻ đang trở nên nghiêm trọng hơn khi các đồng minh thân cận của Mỹ trong NATO bắt đầu bỏ rơi F-35
Trường hợp của Italy
Sau cuộc tổng tuyển cử đưa một chính phủ mới với nhiều chính sách mới lên cầm quyền, nữ Bộ trưởng Quốc pḥng Italy, Elisabetta Trenta, thông báo đang tính đến khả năng giảm số lượng đặt hàng tiêm kích F-35 của Mỹ, thậm chí sẽ hủy bỏ hợp đồng mua chiến đấu cơ tối tân bậc nhất thế giới này.
Cho dù quyết định như vậy sẽ kéo theo một số thiệt hại kinh tế cho Italy nhưng bà bộ trưởng cho rằng giảm số lượng mua hoặc hủy hợp đồng sẽ bớt cho Italy một gánh nặng tài chính đáng kể để có thể củng cố nền kinh tế mong manh của đất nước.
Chiếc F-35B đầu tiên được lắp ráp tại Italy đă xuất xưởng hồi tháng 5/2017.
Với quyết định của Italy, Lockheed Martin có nguy cơ không chỉ mất một đơn hàng trị giá nhiều tỷ USD mà c̣n mất cả nhà máy duy nhất sản xuất máy bay F-35 của hăng ở nước ngoài trị giá khoảng 2,5 tỷ USD.
Tại nhà máy của hăng FACO ở Cameri (Tây-Bắc Italy), đă đưa vào hoạt động một dây chuyền lắp ráp máy bay F-35 cho Italy, Anh và Hà Lan. Tất nhiên, theo các nhà phân tích, Mỹ có nhiều cách gây sức ép với Italy để cứu văn hợp đồng này nhưng sẽ bị chậm rất nhiều mới có thể chuyển giao F-35 cho các nước khác ở châu Âu.
Có tiền nhưng không muốn mua
Theo tác giả Alexei Jazbiev, chỉ c̣n 4 nước EU có khả năng chi tiền mua F-35: Pháp, Đức, Bỉ và Thụy Sỹ. Riêng Thụy Sỹ đă hoăn mua cho đến khi đàm phán lại vào năm 2020.
Về phần Bỉ, t́nh h́nh c̣n phức tạp hơn. Nước này muốn mua F-35 với điều kiện cũng được tham gia sản xuất nó, điều mà cho đến nay Mỹ chưa thể đáp ứng. Ngoài ra, Bỉ thường theo gương các láng giềng Đức và Pháp trong lĩnh vực pḥng thủ.
Trong khi đó, hai nước giầu có Đức và Pháp chưa hẳn đă mua F-35 sau khi tuyên bố sẽ hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 6. Dự án Hệ thống chiến đấu đường không (FCAS) này sẽ thay thế những chiếc Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale hiện có.
Việc Tư lệnh Không quân Đức, Karl Mullner, người luôn ủng hộ mua máy bay F-35 của Mỹ, rời khỏi chức vụ cho thấy số phận F-35 tại Đức không sáng sủa. Trong bối cảnh đó, cả Đức và Pháp đều có thể thuyết phục Bỉ tham gia dự án chung với họ, thay v́ mua máy bay thế hệ 5.
Tương lai nào cho F-35 ở Anh?
Nước Anh, đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu, dù ban đầu rất hy vọng vào máy bay F-35, nay cũng đă quyết định theo chân Pháp và Đức để phát triển ḍng máy bay thế hệ 6 cho riêng ḿnh: chiếc Tempest (Băo táp).
Giữa lúc thị trường cho những chiếc F-35 ngày càng thu hẹp, Mỹ có thể sẽ nhắm tới các nước vùng Vịnh. Nhưng một trở ngại lớn là Israel, nước đă có những phi đội F-35 đầu tiên do Mỹ chuyển giao, sẽ cương quyết phản đối v́ muốn giữ ưu thế trên không trong khu vực cho riêng ḿnh. Một khi Israel phản đối th́ Mỹ cũng khó xoay sở nếu xét tới quan hệ động minh chiến lược giữa Washington và Tel Avip.
Mô h́nh chiếc Tempest vừa được Anh giới thiệu.
Lực lượng vũ trang Mỹ là khách hàng chủ yếu của F-35. Trong khi đó, Anh là đối tác mức 1; Italy và Hà Lan là đối tác mức 2; các đối tác mức 3 là Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Australia, Na Uy và Đan Mạch; c̣n Israel và Singapore là các nước Tham gia hợp tác an ninh (SCP).
F-35 có nhiều biến thể với giá cả khác nhau. Theo tính toán, mỗi chiếc F-35A được bán với giá 148 triệu USD. Chiếc F-35B cho Thủy quân Lục chiến Mỹ có giá 251 triệu USD. F-35C cho Hải quân trị giá 337 triệu USD mỗi chiếc. Mức giá b́nh quân cho cả ba biến thể F-35 và những biến thể khác sẽ là 178 triệu USD/chiếc.
Chương tŕnh nghiên cứu, chế tạo F-35 tiêu tốn khoảng 1.100 tỷ USD. Cho đến nay, đây là chương tŕnh vũ khí tốn kém nhất của Lầu Năm góc nhưng dự đoán sẽ c̣n tăng nữa, thêm ít nhất 406,5 tỷ USD!
VietBF © sưu tập