Hiện nay TQ đang lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và Châu ÂU nhằm lôi kéo Châu Âu về phía ḿnh. Đây được cho là hành động có ư nghĩa quyết định trong việc cứu văn t́nh h́nh chiến tranh thương mại đang hết sức căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên điều này chưa thực sự được các quan chức Châu Âu ủng hộ.
2 chặng công du
Trong chuyến đi đến châu Âu lần này, Thủ tướng Trung Quốc, Lư Khắc Cường thực hiện 2 chặng công du có tính chất và mục đích rất khác nhau. Hôm 7/7, ông Lư Khắc Cường đến Bulgaria để tham dự Hội nghị thượng đỉnh “16+1” hay c̣n gọi là PECO giữa Trung Quốc với 16 nước Trung và Đông Âu, bao gồm cả những nước là thành viên Liên minh châu Âu – EU lẫn những nước không phải thành viên EU.
Đây đă là năm thứ 7 Hội nghị thượng đỉnh PECO diễn ra. Hội nghị này nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm xây dựng vùng ảnh hưởng ngay tại khu vực châu Âu, với đích ngắm là các nước Trung và Đông Âu tương đối kém phát triển so với các nước Tây Âu.
Các nước này vừa nằm trên trục kết nối Đông-Tây của đại dự án “Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc, vừa là cửa ngơ xâm nhập châu Âu với các điều kiện về pháp lư tương đối lỏng lẻo so với trong Liên minh châu Âu.
Tại khu vực này nhiều năm qua, Trung Quốc đă đầu tư rất mạnh, như trong năm 2017 là 8 tỷ euro, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng, với các dự án lớn tại Ba Lan, Rumania hay Hungary. Tuy nhiên, Hội nghị PECO lần 7 này có một khía cạnh quan trọng khác mà Trung Quốc cần xử lư, đó là các đại dự án này đang gặp nhiều trở ngại, như việc các dự án xây đường cao tốc ở Ba Lan bị huỷ bỏ hay dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Rumania đang bị đ́nh trệ.
V́ vậy, chuyến đi của Lư Khắc Cường đến Bulgaria là nhằm củng cố sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực cửa ngơ này của châu Âu.
Trong khi đó, chuyến đi đến Berlin của ông Lư lại có ư nghĩa chiến lược hoàn toàn khác. Thứ nhất, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, với kim ngạch đạt 186,6 tỷ euro. Đức xem Trung Quốc là đối tác thương mại được ưu tiên số 1 của ḿnh c̣n Trung Quốc cũng xem Đức là đối tác số 1 của nước này tại châu Âu.
Việc ông Lư Khắc Cường đến Đức là để siết chặt mối quan hệ đặc biệt quan trọng này, nhân dịp kỳ họp thứ 5 Uỷ ban tư vấn Đức-Trung. Thực tế chuyến thăm minh chứng điều này, khi hai bên đă kư hơn 20 hợp đồng lớn có giá trị khoảng 30 tỷ euro trong các lĩnh vực hoá chất, năng lượng hay công nghệ. Nổi bật là việc CATL, nhà khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất pin điện của Trung Quốc, sẽ mở một nhà máy ở vùng Thuringen, hay tập đoàn hoá chất Đức BASF sẽ xây dựng cơ sở mới tại tỉnh Quảng Đông (TQ).
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc đến Đức có ư nghĩa đặc biệt, đó là xây dựng một mặt trận chung nhằm chống lại cuộc chiến thương mại mà Mỹ vừa phát động.
Thứ Sáu, ngày 6/7, Mỹ đă tuyên chiến với Trung Quốc trên lĩnh vực thương mại và rất nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, mục tiêu tiếp theo của Mỹ sẽ là Đức, với mặt hàng ô tô. Lư do là Trung Quốc và Đức chính là 2 đối tác mà Mỹ phải gánh chịu thâm hụt thương mại lớn nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần công khai đe doạ sẽ trừng phạt Trung Quốc và Đức để đ̣i lại “công bằng” cho Mỹ.
Ông Trump đă hành động với Trung Quốc và khả năng lớn là sẽ hành động với Đức trong thời gian ngắn trước mắt.
Châu Âu tỉnh mộng
Khoảng 1 năm nay, tức từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai ư đồ gây chiến tranh thương mại để bảo vệ hàng hoá Mỹ, châu Âu luôn cố t́m cách có được quy chế ngoại lệ từ Mỹ.
Quan điểm của các nước châu Âu rất rơ ràng: chiến tranh thương mại giữa các đồng minh là điều vô lư. Trong thời gian đầu, chiến lược này có tác dụng khi chính quyền Mỹ tạm thời chưa áp thuế cao với nhôm, thép của châu Âu.
Tuy nhiên, tháng trước, Tổng thống Mỹ đă huỷ bỏ điều này khi áp thuế cao với nhôm và thép châu Âu. Ngoài quyết định này đă có một loạt hành động khác của ông Donald Trump, đặc biệt là việc đơn phương rút khỏi thoả thuận hạt nhân và đe doạ trừng phạt tất cả những nước có quan hệ kinh tế với Iran khiến châu Âu thức tỉnh rằng, đối với nước Mỹ thời ông Trump th́ lợi ích của Mỹ là số 1, lợi ích của đồng minh, dù là đồng minh thân thiết như châu Âu, cũng không có giá trị ǵ.
Ở thời điểm này, châu Âu đang thực sự lo ngại ông Trump sẽ đẩy cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và châu Âu lên nấc thang mới, với việc đánh thuế vào mặt hàng ô tô từ châu Âu.
Cuối tháng 6, Ủy ban châu Âu đă phải ra một báo cáo cảnh báo Mỹ rằng nếu xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu th́ Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại khoảng hơn 230 tỷ euro. Dự kiến ngày 20/7, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker sẽ sang Mỹ để bàn với các quan chức Mỹ về chủ đề này.
Tất cả những dữ kiện trên cho thấy hiện tại, cả châu Âu lẫn Trung Quốc đều có lợi ích trong việc liên kết với nhau nhằm chống lại sức ép từ phía Mỹ. Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố công khai rằng “cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ khiến Đức bị ảnh hưởng và v́ thế Đức cũng cần phải chuẩn bị”.
Trước mắt th́ c̣n quá sớm để nói đến một mối quan hệ đồng minh kinh tế giữa Trung Quốc và châu Âu nhằm chống lại Mỹ nhưng hai bên chắc chắn sẽ có các liên kết và phối hợp với nhau nhằm đối trọng với Mỹ và buộc chính quyền Mỹ phải cân nhắc cực kỳ thận trọng nếu muốn làm bùng nổ các cuộc chiến thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Cuộc gặp tại Bắc Kinh
Trong bối cảnh hiện tại, chắc chắn Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu-Trung Quốc vào đầu tuần tới (16-17/7) tại Bắc Kinh sẽ đề cập rất nhiều đến tự do thương mại, chủ nghĩa đa phương cũng như vai tṛ của các thiết chế lớn bảo vệ tự do thương mại như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hai bên cũng có thể sẽ thống nhất đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tự do thương mại, trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chủ nghĩa bảo hộ.
Tuy nhiên, quan hệ kinh tế châu Âu-Trung Quốc có tầm vóc rất lớn và không chỉ gói gọn trong việc liên kết chống lại sức ép từ Mỹ. Hai bên chắc chắn sẽ bàn đến các hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư.
Thời gian qua, châu Âu chỉ trích Trung Quốc tương đối mạnh trong việc không thực sự mở cửa thị trường nội địa như hứa hẹn. V́ thế, châu Âu muốn thực thi nguyên tắc “có đi, có lại”, tức bên cạnh việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào châu Âu những năm qua th́ châu Âu cũng đ̣i hỏi Trung Quốc mở cửa một số lĩnh vực nội địa cho các doanh nghiệp châu Âu.
Cuối cùng, các chủ đề lớn liên quan đến quan hệ quốc tế cũng sẽ được bàn thảo, đặc biệt là việc cứu văn thoả thuận hạt nhân Iran 2015, khi Trung Quốc và 3 nước châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều tham gia kư kết và đều muốn cứu thoả thuận này trước nguy cơ đổ vỡ khi Mỹ đơn phương rút lui c̣n Iran cũng đang có các tính toán từ bỏ khi không nhận được các cam kết ủng hộ về kinh tế đủ lớn từ phía châu Âu./
|
|