Tổng thống Mỹ đă "nổ súng" gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, lây sang cả các nước đồng minh ở châu Âu. Bởi vậy Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với Mỹ.
Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường (ở giữa) cùng Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (bên phải) và Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (bên trái).
Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă có cuộc hội đàm cùng các nhà lănh đạo các nước Đông và Trung Âu tại Sofia, Bulgaria, và khẳng định sẽ mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc với các nhà đầu tư thế giới.
"Mở cửa nền kinh tế đang là động lực chính của chương tŕnh cải cách của Trung Quốc. V́ vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa hơn nữa với thế giới, bao gồm mở rộng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài", ông Lư Khắc Cương nói và cho biết, các quốc gia được hoan ngênh tham gia vào nền kinh tế Trung Quốc để chia sẻ cơ hội phát triển của Trung Quốc.
Tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lư Cường được đưa ra sau khi Mỹ áp thuế quan đối với 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vừa qua. Ngay lập tức, Bắc Kinh cũng trả đũa với mức thuế có quy mô tương tự. Cũng trong tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đe dọa sẽ áp thuế bổ sung với 500 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Trump tin rằng, việc tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc đă đầu tư hàng tỷ EUR vào đường bộ, đường sắt, cảng và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở các quốc gia Đông và Trung Âu. Về mặt thương mại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU. Kim ngạch thương mại trung b́nh giữa hai bên trên 1,18 tỷ USD/ngày.
Ông Jyrki Katainen, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, xác nhận rằng Trung Quốc và EU đang tiến hành các bước tiếp theo để kư một thỏa thuận đầu tư.
“Chúng tôi đă quyết định rằng, EU và Trung Quốc sẽ trao đổi các đề xuất tiếp cận thị trường trong thỏa thuận đầu tư”, ông Katainen nói và cho biết, việc này dự kiến sẽ diễn ra trong hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới.
Bất chấp những nỗ lực từ Trung Quốc và châu Âu, các nhà phân tích vẫn hoài nghi về cơ hội đạt được một thỏa thuận lớn về thương mại.
"Trung Quốc và EU có thể đạt được các thỏa thuận nhỏ, nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề của họ", ông Daniel Lacalle, chuyên gia kinh tế và đầu tư tại Tressis Gestion nhận định và cho biết, cả Trung Quốc và EU đều có năng lực công nghiệp dư thừa nên họ rất cần xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Francesco Filia, Giám đốc điều hành của Fasanara Capital, nhấn mạnh rằng các quan điểm chính sách khác nhau giữa 28 quốc gia thành viên EU sẽ ngăn chặn khối h́nh thành một liên minh với Trung Quốc chống lại Mỹ. "Tôi nghĩ rằng không có nhiều khả năng Trung Quốc và EU sẽ thành lập liên minh chống lại Mỹ về thuế quan", ông Francesco Filia nhấn mạnh.
"Trong khi Trung Quốc sử dụng một chính sách quyết đoán, th́ EU sẽ bị ch́m trong các tranh chấp nội bộ về vấn đề này, v́ các chương tŕnh nghị sự chính trị của các quốc gia thành viên EU mâu thuẫn với nhau", ông Filia cho biết thêm.
Mặc dù Ủy ban châu Âu là cơ quan quyết định cách đối phó với chính sách thương mại của các đối tác nước ngoài, nhưng phải có sự chấp thuận của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, 28 nước thành viên EU thường xuyên có quan điểm khác nhau về cách thức tiến hành chính sách thương mại.