EU muốn thoát khỏi sự “bảo kê” của Mỹ? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default EU muốn thoát khỏi sự “bảo kê” của Mỹ?
Mọi việc tháy đổi chóng mặt từ khi Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ? Có thật là do Trump hay v́ lư do nào khác mà Châu Âu muốn thoát “ṿng kim cô” Mỹ?

Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ có hai đề án chiến lược để duy tŕ châu Âu dưới quyền kiểm soát của Washington. Đó là đề án thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1949 đề án xây dựng Liên minh châu Âu (EU). Từ đó, châu Âu luôn nằm dưới sự “bảo kê” của Mỹ về an ninh và chính trị.



Ông Macron gặp tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm Mỹ

Ngày 25/6/2018, Bộ trưởng quốc pḥng của 9 quốc gia châu Âu (EU), gồm Pháp, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chính thức kư kết thỏa thuận thành lập Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu trên cơ sở Sáng kiến can thiệp châu Âu, gọi tắt là EII (European Intervention Initiative) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất trong tháng 9/2017 về khả năng thành lập lực lượng quân sự độc lập của châu Âu có khả năng hành động độc lập mà không cần sự giúp đỡ của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ.

Phải chăng châu Âu muốn thoát khỏi sự “bảo kê” của Mỹ?

Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ có hai đề án chiến lược để duy tŕ châu Âu dưới quyền kiểm soát của Washington. Đó là đề án thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1949 đề án xây dựng Liên minh châu Âu (EU). Từ đó, châu Âu luôn nằm dưới sự “bảo kê” của Mỹ về an ninh và chính trị.

Chiến tranh lạnh kết thúc sau khi Bức tường Berlin được dỡ bỏ cuối năm 1989 đă từng mở ra cơ hội lớn để châu Âu thoát khỏi “ṿng kim cô NATO” và thay đổi chính sách an ninh của ḿnh. Tháng 12/1998, tại cuộc gặp ở Saint-Malo, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Anh Tony Blair đă đề xuất sáng kiến mang tên Chính sách châu Âu về an ninh và quốc pḥng, gọi tắt là PESD(Politique Europeénne de Sécurité et de Défense), trong đó nhấn mạnh rằng EU cần phải có năng lực và sự tự chủ trong hoạt động can thiệp quân sự để hóa giải các điểm nóng. Thế nhưng, gần 20 năm đă qua kể từ ngày đó, PESD vẫn chỉ là văn bản được cất giữ trong két sắt.

Cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999 do Mỹ phát động và những hậu quả của nó chứng tỏ sự yếu kém về mọi mặt của EU, nên Mỹ mới có cơ hội tiếp tục dính líu sâu hơn vào nền chính trị và an ninh của châu Âu. Sự kiện tiếp theo chiến tranh Kosovo là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq năm 2003 đă bị hai thành viên chủ chốt của EU là Đức và Pháp phản đối. V́ thế, sau khi cuộc chiến này kết thúc, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleeza Rice đưa ra tuyên bố rất kẻ cả rằng “Washington sẽ tha thứ cho nước Đức và trừng phạt nước Pháp” v́ “tội” dám cả gan phản đối Mỹ.

Đến cuộc chiến tranh Libya năm 2011, Mỹ chủ mưu phát động nhưng lại không trực tiếp tham gia mà “xúi” các thành viên NATO trong EU xung trận. Kết cục là Tổng thống Libya Muammar Gaddafi bị sát hại, Libya bị lâm vào cảnh bị phá tan hoang và trở thành “thiên đường” của khủng bố. Nguy hại hơn, Libya trước đây được ví như “con đê ngăn chặn làn sóng di cư” từ châu Phi tới châu Âu th́ nay “lục địa già” đang lâm vào cuộc đại khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II do ḍng người tị nạn tràn từ Bắc Phi-Trung Đông tới, đi qua Libya.

Nhận thấy tầm quan trọng và ư nghĩa bức thiết của việc xây dựng nền quốc pḥng độc lập, tháng 6/2016 EU chính thức thông qua Chiến lược toàn cầu của EU về chính sách an ninh và đối ngoại.

Cuối năm 2016, trong bối cảnh cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang diễn ra, giới lănh đạo một số nước thành viên EU nhận định, nếu ứng cử viên Donald Trump-một người từng tuyên bố rằng NATO là một tổ chức đă lỗi thời”, đắc cử và trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ th́ EU cần xúc tiến kế hoạch thành lập quân đội riêng, độc lập với NATO.

Ngày 11/12/2017, Hội đồng châu Âu thông qua quyết định xây dựng Cơ cấu hợp tác thường trực về an ninh và quốc pḥng PESCO (Permanent Structured Cooperation) với sự tham gia của 25 quốc gia thành viên để tới năm 2025 sẽ thành lập Quân đội của Liên minh châu Âu. Quốc gia phản đối chủ trương này là Vương quốc Anh v́ London không muốn có một nhóm nước đối trọng với NATO. Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Michael Fallon cho biết, sẽ không có quân đội châu Âu chừng nào Anh vẫn là thành viên EU. Do đó, việc nước Anh rời khỏi EU có tác dụng tích cực thúc đẩy EU hướng đến mục tiêu xây dựng lực lượng quốc pḥng riêng.

Chủ trương của “Napolen của châu Âu” nhằm nâng cao vị thế toàn cầu của nước Pháp

Trong thời gian qua, báo chí phương Tây đă từng có nhiều bài viết tranh luận về tham vọng của ông Emmanuel Macron muốn ghi dấu ấn trong lịch sử nước Pháp như là “Napoleon trong thời đại mới”. Tổng thống Emmanuel Macron đă có nhiều động thái nhằm hiện thực hóa tham vọng này.

Một là, xem xét lại chiến lược phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trương sẽ nắm quyền kiểm soát không gian chính trị châu Âu mà trong đó sẽ “ḥa tan” nốt phần chủ quyền c̣n lại ít ỏi của các nước thành viên. Nếu tham vọng này trở thành hiện thực th́ EU sẽ trở thành Hợp chủng quốc châu Âu và ông Emmanuel Macron sẽ trở thành tổng thống của quốc gia khổng lồ ấy.

Hai là, sẵn sàng đối đầu với nước Nga và thách thức cá nhân Tổng thống V.Putin. Để thể hiện vai tṛ là “nhà lănh đạo hàng đầu châu Âu”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trương tập hợp giới tinh hoa chính trị châu Âu trong cuộc đối đầu chung với nước Nga và cá nhân Tổng thống V.Putin. Thậm chí, ông Emmanuel Macron c̣n tự cho ḿnh ngang tầm với V.Putin-người nhiều năm liền được tạp chí Mỹ Forbes b́nh chọn là “nhà lănh đạo có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới”.

Trước đây, cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đă từng theo đuổi tham vọng này nhưng bà đă thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm 2016 trước ứng cử viên Donald Trump. Một chính khách là Thủ tướng Đức Angela Merken cũng đă từng muốn trở thành “nhà lănh đạo châu Âu” nhưng bà lại không đủ cứng rắn trong quan hệ với Nga và V.Putin.

Ba là, đưa Pháp trở lại vị thế một siêu cường thế giới. Với tham vọng trở thành nhà lănh đạo châu Âu có tầm ảnh hưởng toàn cầu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron theo đuổi chủ trương phổ biến tiếng Pháp thành ngôn ngữ chung của thế giới như tiếng Anh. Để thực hiện chủ trương này, Pháp sẽ chi hàng trăm triệu Euro hỗ trợ Cộng đồng nói tiếng Pháp trên khắp thế giới. Trong chuyến thăm Cộng ḥa Burkina-Faso, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến thứ 5 trên thế giới và ông đang muốn đưa tiếng Pháp lên vị thế số 1.

Bốn là, h́nh thành cặp bài trùng Donald Trump-Emmanuel Macron. Để trở thành nhà lănh đạo có tầm ảnh hưởng toàn cầu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron toan tính h́nh thành “cặp bài trùng” với tổng thống Mỹ. V́ thế, trong thời gian qua, ông Emmanuel Macron thường xuyên nói chuyện điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump và thiết lập mối quan hệ cá nhân rất thân thiết, không chỉ v́ ông chủ Điện Elysse nói thành thạo tiếng Anh mà c̣n v́ cả hai đều tôn thờ chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế. V́ thế, chỉ trong vài tháng, ông Manuel Macron đă h́nh thành “cặp bài trùng” với ông Donald Trump, thay thế “cặp bài trùng” Angela Merkel-Barack Obama trước đây.

Năm là, ông Manuel Macron tự coi ḿnh là người phát ngôn của EU và coi nước Pháp là trung tâm ổn định chính trị của Châu Âu. Sự suy giảm vị thế và ảnh hưởng của Thủ tướng Đức Angela Merken và sự kiện nước Anh chia tay với EU đă tạo tiền đề thuận lợi cho nước Pháp nâng cao vị thế và mở rộng ảnh hưởng không chỉ đối với thế giới, trước hết là với Mỹ. Trong bối cảnh ấy, vốn là người theo chủ nghĩa thực dụng, ông Manuel Macron đă khai thác mọi cơ hội và lợi thế của cá nhân cũng như của nước Pháp để lấp khoảng trống ảnh hưởng mà Washington để lại trong một số khu vực sau khi Donald Trump lên cầm quyền chủ trương đi theo chủ nghĩa biệt lập.

Sáu là, tận dụng lợi thế của nước Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có một lợi thế khác biệt so với Thủ tướng Đức Angela Merken. Đó là, nước Pháp là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, là cường quốc hạt nhân và cũng là cường quốc quân sự. Trong cuộc tấn công quân sự vào Syria ngày 14/4/2018, Tổng thống Pháp Manuel Macron cho biết, chính ông đă thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục ở lại Syria và quyết tâm giáng đ̣n “trừng phạt” chính quyền Damascus v́ tội “được Nga bao che đă sử dụng vũ khí hóa học”. Ông Emmanuel Macron muốn cho Mỹ thấy không thể bỏ qua vai tṛ của Pháp trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Để thể hiện cặp bài trùng Donald Trump-Emmanuel Macron, trong chuyến thăm Mỹ trong 3 ngày (23-25/4/2016), Tổng thống Pháp Manuel Macron đă chọn kênh truyền h́nh “Fox New” để trả lời phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh, trước hết là muốn gửi một thông điệp trực tiếp đến Tổng thống Mỹ Donald Trump và êkip của Nhà Trắng v́ đây là kênh truyền h́nh mà ông Donald Trump và cộng sự gần gũi thường xem. Ông Manuel Macron tự khẳng định ḿnh là am hiểu sâu rộng mọi vấn đề và thích tranh luận trực tiếp, thậm chí không ngại tranh luận. Điều này đă gây ấn tượng mạnh đối với báo chí Mỹ. V́ thế tờ Sydney Morning Herald đă dành vị trí nổi bật nhất để mô tả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là “nhà lănh đạo tương lai của Châu Âu”, thậm chí c̣n ví ông như là “Hoàng đế Napoleon” của nước Pháp trong thời đại mới.

Trong chuyến thăm Mỹ lần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron c̣n dám thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Emmanuel Macron thúc giục Mỹ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thế giới; đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và duy tŕ thỏa thuận hạt nhân Iran hiện nay; chỉ trích những chính sách theo chủ nghĩa biệt lập của người đồng cấp Mỹ. Ông Emmanuel Macron cho rằng sự tham gia của Mỹ trong cộng đồng thế giới là rất quan trọng, c̣n sự phản đối của ông Donald Trump đối với hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và các thỏa thuận thương mại quốc tế là thiển cận.

Trong bài trả lời phỏng vấn “Fox News” ngày 23/4/2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă kêu gọi Mỹ, Pháp và các nước đồng minh phải duy tŕ sự hiện diện ở Syria ngay cả sau khi đánh bại IS để xây dựng một "Syria mới" và chống lại ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Ông Manuel Macron nhấn mạnh:“Chúng ta sẽ phải xây dựng một Syria mới và đó là lư do tại sao tôi nghĩ vai tṛ của Mỹ là rất quan trọng”.

Sáng kiến can thiệp châu Âu-đứa con đầu ḷng của “Napoleon thế kỷ 21”

Trong bài phát biểu tại Đại học Sorbonne (Pháp) ngày 26/9/2017, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất cái gọi là “Sáng kiến can thiệp châu Âu”-EII (European Intervention Initiative) nhằm thành lập lực lượng quân sự của châu Âu có khả năng hành động độc lập mà không cần sự giúp đỡ của NATO và Mỹ.

Ngày 25/6/2018, EII bắt đầu được hiện thực hóa bằng quyết định của Bộ trưởng quốc pḥng 9 quốc gia châu Âu (EU), gồm Pháp, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chính thức kư kết thỏa thuận thành lập tổ chức quân sự mang tên “Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu” trên cơ sở Sáng kiến can thiệp châu Âu được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất trong tháng 9/2017 về việc thành lập lực lượng quân sự độc lập của châu Âu có khả năng hành động độc lập mà không cần sự giúp đỡ của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ.

Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu không liên quan đến Đề án PESCO nên Vương quốc Anh-quốc gia từng phản đối PESCO, có thế tham gia EII. Đây là một bước trên con đường nhằm xây dựng lực lượng vũ trang chung của châu Âu, trong đó có sự tham gia của tất cả các quốc gia bên trong và bên ngoài EU.

Mục tiêu của Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu là hướng tới mục đích xây dựng một loại h́nh lực lượng vũ trang mới, dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh tối cao là Tổng thống Pháp Emmanuel Macronm, với nhiệm vụ chính là tạo ra khả năng phản ứng nhanh chóng để hóa giải các cuộc khủng hoảng có thể đe dọa an ninh châu Âu mà không chịu sự kiểm soát của NATO hay Mỹ.

Sau khi Bộ trưởng quốc pḥng của 9 quốc gia châu Âu kư kết thỏa thuận về EII, sắp tới đây, Pháp và các nước tham gia Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu sẽ phải xác định rơ nhiều vấn đề:

(1) Cơ chế chỉ huy Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu: Trên danh nghĩa, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là Tổng tư lệnh, nhưng trên thực tế sẽ thế nào? Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thông qua Bộ quốc pḥng Pháp hay thành lập Bộ chỉ huy riêng. Tương tự như NATO: Mỹ chỉ huy nhưng phải thông qua Bộ chỉ huy liên quân của NATO ở châu Âu.

(2) Xây dựng ngân sách chung: Ngân sách của Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu là bao nhiêu và các nước thành viên tham gia sẽ có nghĩa vụ đóng góp thế nào. Đây là vấn đề khá nan giải trong điều kiện nền kinh tế các nước thành viên c̣n gặp nhiều khó khăn nên mức đóng góp 2% GDP cho ngân sách của NATO vẫn chưa đạt được.

(3) Xây dựng học thuyết tác chiến của Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu. Trong học thuyết này sẽ phải xác định đối tượng tác chiến là ai và đề ra nguyên tắc hoạt động, cơ chế phối hợp với Quân đội Pháp, Bộ quốc pḥng Pháp và Quân đội các nước thành viên tham gia. Đối tượng tác chiến là vấn đề quyết định nhất. Lâu nay, NATO vẫn coi Nga là “nguy cơ xâm lược” đối với các nước châu Âu. Vậy, học thuyết tác chiến của Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu sẽ ứng xử như thế nào trong quan hệ với Nga: kẻ thù hay đối tác cần hợp tác?

(4) Xác định biên chế tổ chức và trang bị. Xác định quân số chung và quân số tham gia của các nước thành viên, biên chế các đơn vị, nơi đặt trụ sở chỉ huy, vũ khí trang bị thế nào.

(5) Ngôn ngữ sử dụng. Tiếng Pháp hay tiếng Anh? Tuy Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu chịu sử chỉ huy của Tổng Tư lệnh tối cao là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhưng tiếng Pháp lại chưa phải là ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới. Do đó, có thể sẽ phải coi tiếng Anh là “ngôn ngữ tác chiến” của Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu.

Như vậy, trước mắt các nước thành viên tham gia Lực lượng phản ứng phối hợp của châu Âu c̣n phải trải qua một chặng đường dài đầy trắc trở trước khi trở thành một đội quân có khả năng tác chiến trong thực tế. Do đó tham vọng của “Napoleon trong thế kỷ 21” vẫn c̣n là một câu hỏi lớn mà chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng./.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 07-01-2018
Reputation: 236593


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 95,822
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	331.jpg
Views:	0
Size:	55.9 KB
ID:	1240849
pizza_is_offline
Thanks: 7
Thanked 7,835 Times in 6,963 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 32 Post(s)
Rep Power: 117 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:51.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05275 seconds with 12 queries