Triều Tiên đến nay chịu đàm phán với Mỹ vô điều kiện sau suốt một thời gian dài căng thẳng gần như sắp nổ ra chiến tranh hạt nhân. Lệnh trừng phạt nghiêm khắc được cho là một yếu tố quyết định sự nhún nhường của Triều Tiên về hạt nhân. Nhưng chưa chắc Triều Tiên chịu đàm phán v́ "thấm đ̣n" trừng phạt.
Ông Kim Jong-un cùng các thành viên quân đội viếng thăm một đồng lúa. Ảnh: Reuters
B́nh Nhưỡng hứng chịu hàng loạt lệnh cấm vận của LHQ, từ thương mại đến nhập cảnh, trong suốt một thập kỷ.
Đáng chú ư, vào tháng 12-2017, LHQ ban hành lệnh trừng phạt nặng nề nhất, bao gồm các biện pháp cấm xuất nhập khẩu dầu thô.
Sáu tháng sau, lănh đạo Kim bất ngờ phát thông điệp muốn gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump vô điều kiện.
Giới chức cấp cao Nhật Bản và Mỹ vào thời điểm đó khẳng định nguyên nhân là Triều Tiên đă "thấm đ̣n" trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, dường như đây không phải là lí do bởi có bằng chứng cho thấy kinh tế Triều Tiên vẫn ổn định trong nhiều năm qua. Các biện pháp trừng phạt của LHQ chỉ có thể phần nào "ḱm hăm" tốc độ tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), có nhiều nguồn tin khẳng định kinh tế Triều Tiên đă được cải thiện rơ rệt kể từ khi ông Kim lên nắm quyền vào tháng 12-2011 – ít nhất là trước khi loạt biện pháp trừng phạt mới của LHQ bắt đầu có hiệu lực vào năm nay.
Bà Park En-na, đại sứ Hàn Quốc phụ trách chính sách công, khẳng định kinh tế Triều Tiên nh́n chung đang phát triển.
Ông Kim đă tiến hành hàng loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vào năm 2012, ông Kim khuyến khích các nhà máy và công ty gia tăng năng suất và một năm sau, nhà lănh đạo này thành lập 13 khu vực phát triển kinh tế mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
H́nh ảnh bên trong một siêu thị được khai trương vào năm 2017 ở thủ đô B́nh Nhưỡng. Ảnh: Reuters
Đến năm 2014, Triều Tiên tiếp tục tiến hành các biện pháp cải cách thị trường nhằm thúc đẩy tự do hóa kinh tế. Đáng chú ư, cải thiện đời sống người dân hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu ở quốc gia này.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ước tính kinh tế Triều Tiên tăng trưởng trung b́nh 1,24% kể từ khi ông Kim lên nắm quyền, riêng năm 2016 GDP tăng 4% đạt mức 28,5 tỉ USD – mức tăng trưởng nhanh nhất trong suốt 17 năm.
Giới quan sát viên quốc tế cũng khẳng định kinh tế Triều Tiên có vẻ như ổn định.
Ông David Beasley, giám đốc Chương tŕnh Lương thực Thế giới (WFP), sau chuyến thăm chính thức Triều Tiên vào tháng rồi khẳng định các dấu hiệu của nạn đói đă không c̣n ở quốc gia này. Theo ông Beasley, điều này trái ngược hoàn toàn so với những năm 1990. Trong suốt giai đoạn 1994-1998, khoảng 240.000 – 3.500.000 công dân Triều Tiên tử vong v́ nạn đói hay những căn bệnh liên quan đến đói.
Theo một khảo sát được WFP công bố vào năm 2012, tỉ lệ trẻ em Triều Tiên bị suy dinh dưỡng măn tính đă giảm từ 32,4% xuống c̣n 27,9% kể từ năm 2009.