Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim như thế nào? Những người sau phẫu thuật tim cần ăn uống ra sao? Những thắc mắc đó sẽ được vietbf giải đáp dưới đây.
Trải qua ca phẫu thuật tim đầy cam go trên bàn mổ th́ mới chỉ thành công 80%. Để bệnh nhân có thể b́nh phục và trở lại cuộc sống b́nh thường th́ 20% c̣n lại liên quan yếu tố chăm sóc luyện tập hậu phẫu.
Bác sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Tim TP HCM cho biết ngay sau ca mổ, bệnh nhân được chuyển sang pḥng hồi sức để được theo dơi chặt chẽ về sinh hiệu, tri giác, t́nh trạng tim mạch và lượng dịch xuất nhập vào cơ thể. Thời gian này, người nhà bệnh nhân dù lo lắng cũng hạn chế vào thăm để tránh nguy cơ nhiễm trùng, chỉ được vào thăm theo quy định của pḥng hồi sức.
Khi mạch, huyết áp dần trở nên ổn định, người bệnh tự thở được và có thể ăn uống bằng đường miệng th́ được chuyển ra khoa chăm sóc hậu phẫu. Từ lúc này cần động viên bệnh nhân xoay trở đổi tư thế nằm nhiều lần trong ngày, hơn nữa cố gắng tập ngồi dậy cử động chân tay càng sớm càng tốt. Sau một đến hai ngày bệnh nhân có thể tập đứng dậy, tự đi vào nhà vệ sinh hoặc đi lại quanh pḥng.
Bác sĩ Hạnh đưa ra lời khuyên về cách tập luyện và chăm sóc bệnh nhân như sau:
Tập vật lư trị liệu hô hấp
Tập thở sâu, tập ho khạc đàm nhằm làm giảm dịch ứ đọng trong phổi, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay tràn dịch màng phổi.
Vệ sinh cơ thể
Lau người bằng nước ấm sau mổ, tắm rửa vệ sinh phần thân dưới nếu không có vết mổ vùng cẳng chân. Vài ngày sau mổ có thể gội đầu.
Ăn uống
Ăn lỏng (cháo, súp, sữa…) trong 1-2 ngày đầu sau đó đặc dần (bún, nui, cơm...) Bổ sung thêm chất đạm, ưu tiên thịt heo nạc, cá… để giúp vết thương chóng lành. Bên cạnh đó thức ăn cần phải nhạt (ít muối và nước mắm), tránh món nhiều muối như cải chua, dưa mắm, cá khô, đồ hộp… Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp việc đi tiêu dễ dàng.
Bác sĩ Hạnh lưu ư bệnh nhân lớn tuổi thường hay bị táo bón sau mổ, nếu việc đi tiêu khó khăn có thể dùng thuốc bơm hậu môn để giúp khối phân cứng được đẩy ra nhẹ nhàng hơn. Sau đó thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, vận động thể dục nhẹ nhàng giúp đi tiêu mỗi ngày đều đặn, đồng thời mang lại cảm giác thèm ăn.
Thông thường, thời gian nằm viện hậu phẫu trung b́nh 7-14 ngày.
Khi xuất viện cần:
+ Tái khám theo lịch hẹn ở cơ sở chuyên khoa tim mạch.
+ Kiểm soát cân nặng sau mổ: Tăng cân quá nhanh có thể làm suy tim nặng hơn, giảm cân quá nhiều sau mổ làm quá tŕnh hồi phục sức khỏe lại kéo dài. Bác sĩ sẽ cho biết cân nặng lư tưởng cần duy tŕ sau mổ.
Lưu ư các hoạt động sau mổ
Trở lại làm việc
Sau 4 đến 6 tuần có thể trở lại công việc văn pḥng nhẹ nhàng, không mang vác nặng. Đối với các công việc nặng hơn hoặc t́nh trạng sức khỏe quá kém, cần tư vấn bác sĩ để chọn lựa công việc khác phù hợp hơn.
Sinh hoạt t́nh dục
Sau 4 tuần cơ thể đă sẵn sàng về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cần tránh các tư thế gây sức ép lên ngực v́ thời gian này xương ức chưa lành sẹo hẳn. Ngoài ra giữ nhịp tim không tăng quá nhiều sau hoạt động này, nếu bệnh nhân c̣n điều trị suy tim sau mổ.
Tốt nhất bệnh nhân nên đo nhịp tim của ḿnh để biết hoạt động này có phù hợp so với t́nh trạng sức khỏe hiện tại hay không. Bên cạnh đó mục tiêu nhịp tim sau gắng sức của bệnh nhân sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau sau xuất viện, bác sĩ tim mạch sẽ cho biết cụ thể trong mỗi lần tái khám.
Các nhu cầu khác
Muốn chơi lại môn thể thao yêu thích, ngồi máy bay đi du lịch xa, tập yoga, gym… cần trao đổi với bác sĩ sau mổ để có kế hoạch tập luyện, vận động phù hợp ở từng thời điểm.
Sử dụng thuốc
Không được tự ư uống thêm thuốc khác ngoài toa thuốc bác sĩ cấp lúc xuất viện. Nhất là thuốc kháng vitamin K như Warfarin, Sintrom, Aceronko… v́ các thuốc này dễ tương tác với thuốc khác gây rối loạn đông máu.
Những dấu hiệu nặng bất thường cần tái khám ngay lập tức:
+ Đau ngực lan ra sau lưng, hàm dưới trái, tay trái, tăng khi đi lại kèm toát mồ hôi.
+ Khó thở tăng nhiều khi nằm hoặc thở kḥ khè, ồn ào tăng về đêm.
+ Đột ngột yếu liệt tay chân, tê nửa người hay nói ngọng.
+ Ngơ ngác, không hiểu hoặc không trả lời đúng câu hỏi, mất thăng bằng hoặc rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt, nh́n ảnh đôi hoặc mù màu...
+ Hay hồi hộp, đánh trống ngực kèm chóng mặt, toát mồ hôi, huyết áp thấp…