Vietbf.com - Jerusalem thường được nói tới như một vùng đất của chia rẽ và xung đột giữa những đạo hữu thuộc các tôn giáo khác nhau, họ đều thống nhất ở một điểm là luôn coi đây là vùng đất thiêng của mỗi người, bởi vậy Jerusalem là địa điểm quan trọng và linh thiêng với ba tôn giáo và là nơi có khoảng cách giàu nghèo lớn giữa người Arab với Do Thái.
Cờ Israel bay trước Nhà thờ Mái ṿm ở Jerusalem tháng 12/2017. Ảnh: AFP.
Mỹ ngày 14/5 khánh thành đại sứ quán ở Jerusalem - thành phố vốn được coi là nơi bắt nguồn của những xung đột dai dẳng tại "chảo lửa" Trung Đông. Israel coi toàn thành phố, bao gồm vùng phía đông nước này chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967, là thủ đô. Trong khi đó, Palestine coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước họ muốn thành lập trong tương lai ở Bờ Tây và dải Gaza.
"Thủ đô vĩnh cửu"
Tel Aviv là nơi đầu tiên mà Nhà nước Israel đặt chính quyền. Kế hoạch Phân chia của Liên Hiệp Quốc năm 1947 đă đề nghị tách "lănh thổ ủy trị Palestine" từng thuộc Anh thành ba thực thể: một nhà nước Do Thái, một nhà nước Arab và trao chế độ quốc tế đặc biệt cho thành phố Jerusalem. Năm 1948, người Do Thái tuyên bố thành lập Nhà nước Israel độc lập và đặt thủ đô ở Tây Jerusalem, c̣n Đông Jerusalem lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Jordan.
Thời điểm này, Tây Jerusalem ch́m trong xung đột nên không thể được sử dụng làm nơi diễn ra các hoạt động như một thủ đô. Tuyên ngôn thành lập Nhà nước Israel ngày 14/5/1948 ở Tel Aviv cũng không đề cập tới Jerusalem.
Thủ tướng đầu tiên của Israel David Ben-Gurion đă chỉ thị quốc hội chuyển giao các hoạt động tới Jerusalem vào tháng 12/1949, sau khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu tranh luận về cách thực hiện kế hoạch phân chia khu vực này. Dựa theo một trích dẫn có niên đại 3.000 năm của người Do Thái ở Jerusalem, ông Ben-Gurion tuyên bố Jerusalem là một phần không thể tách rời của Nhà nước Israel và là thủ đô vĩnh cửu của nước này.
Vị trí của Jerusalem. Đồ họa: Straits Times.
Trung tâm tôn giáo
Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi v́ theo Kinh Thánh Hebrew, đây là nơi vua David xây dựng thủ đô của Vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền thờ Đầu tiên.
C̣n theo Kitô giáo, tại Jerusalem, Chúa Jesus đă bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong truyền thống Hồi giáo ḍng Sunni, đây là thành phố quan trọng thứ ba sau Mecca và Medina bởi theo kinh Koran, Jerusalem là điểm dừng chân trong Hành tŕnh Đêm kỳ bí của Nhà tiên tri Mohammed.
Do đó, thành phố trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo nói trên, lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành hương hàng năm. Khu vực Thành Cổ của Jerusalem đă được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981.
Kế hoạch của Israel
Theo một báo cáo được Israel công bố cuối tuần qua, cơ quan giám sát đă chỉ trích chính phủ nước này v́ đă không thực hiện các kế hoạch được thông qua từ năm 2005 để thiết chặt kiểm soát với Jerusalem.
Mục tiêu của kế hoạch này là di chuyển khoảng 140 chi nhánh của 25 bộ và cơ quan chính phủ đến Jerusalem, cùng với 2.700 nhân viên. Các cơ quan này bao gồm văn pḥng thủ tướng và các Bộ Y tế, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Phúc lợi. Quyết định này đă được đưa ra cách đây 11 năm.
Thời hạn triển khai đặt ra lúc đó là năm 2015 nhưng sau đó bị lùi lại tới năm 2019. Theo thẩm phán đă nghỉ hưu Yosef Shapira, Israel có thể không thực hiện kịp tiến độ này.
Ai sống ở Jerusalem?
Jerusalem là thành phố lớn nhất ở Israel với dân số khoảng 900.000 người. Người Do Thái chiếm 62,3%, giảm 7,2% so 20 năm trước đây. Trong khi, dân số Palestine đă tăng từ 30,5% năm 1998 lên 37,7%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Do Thái vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Jerusalem trong suốt 150 năm qua.
Sau khi chiếm được Đông Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967, Israel đă tăng cường việc xây dựng nhà ở cho người Do Thái trong vùng đất mới giành được, nơi phần lớn thế giới coi là bị Israel chiếm đóng. Hiện có khoảng 200.000 người Do thái Israel đang sống trong những khu dân cư hoặc khu định cư, cùng với ít nhất 320.000 người Palestine.
Đa số những người Palestine sống ở Đông Jerusalem được coi là thường trú nhân của Israel, có thể làm việc ở bất cứ nơi nào trong nước này, đồng thời được hưởng lợi ích xă hội của Israel. Tuy nhiên, họ không được công nhận là công dân đầy đủ. Người Palestine có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Israel nhưng rất ít người làm điều này v́ lư do chính trị và thậm chí cũng khó được chấp thuận.
Căng thẳng
Ngày Mỹ khai trương Đại sứ quán ở Jerusalem trùng với kỷ niệm 70 năm thành lập của Israel 15/5. Người Palestine gọi là ngày này là "nakba" hay "thảm họa", ám chỉ việc hàng trăm ngh́n người bỏ trốn hoặc bị trục xuất khỏi nơi ngày nay là Israel vào năm 1948.
Cuối năm 1949, khoảng 40 ngôi làng Palestine ở khu vực Jerusalem, với tổng dân số hơn 70.000 người, đă bị chiếm đóng. Theo Tổ chức Giải phóng Palestine - bên được liên đoàn Arab coi là đại diện chính thức cho Nhà nước Palestine, khoảng 45.000 người Palestine đă mất nhà cửa ở các khu vực đô thị phía tây thành phố.
Khoảng cách kinh tế
Khoảng 76% người Palestine ở Đông Jerusalem đang sống dưới mức nghèo khổ so với khoảng 23% người Do Thái. Thu nhập trung b́nh hàng tháng của người dân ở các khu phố Arab thấp hơn 40% so với các khu phố của người Do Thái.
Diễn biến ngoại giao
Vào những năm 1960 -1970, khoảng 18 đại sứ quán nước ngoài đặt ở Jerusalem, chủ yếu là của các nước châu Phi và châu Mỹ Latin. El Salvador và Costa Rica là hai nước cuối cùng rời đại sứ quán khỏi Jerusalem và mở lại các đại sứ quán ở Tel Aviv vào năm 2006. Hiện tại, Guatemala và một số quốc gia khác đă quyết định theo chân Mỹ chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem.
Đội bóng mang tên Trump
Một trong những câu lạc bộ bóng đá xuất sắc nhất tại Israel là đội Beitar của Jerusalem vừa tuyên bố sẽ thay đổi tên thành Beitar "Trump", để ghi nhận đóng góp của Tổng thống Mỹ Trump với quê hương họ. "Ông đă thể hiện ḷng dũng cảm, tầm nh́n và t́nh yêu đích thực cho người dân Israel và thủ đô", câu lạc bộ bóng đá ra tuyên bố.