Dù cái chết của các nạn nhân trong vụ Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đă trải qua hơn 4 thập kỷ nhưng không ai biết chính xác họ chểt ra sao. Cho tới nay mọi việc đă được làm sáng tỏ sau nghiên cứu của các nhà khoa học. Dưới đây là những kết quả của việc nghiên cứu này. Lần đầu tiên, chúng ta biết được chính xác hàm lượng phóng xạ mà các nạn nhân trong vụ thả bom nguyên tử tại Hiroshima đă bị phơi nhiễm và dẫn đến cái chết đau đớn. Sáng 6.8.1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống TP.Hiroshima. “Little Boy” chỉ mất 43 giây để nổ tung và tạo nên quả cầu lửa h́nh nấm bao trùm hầu hết thành phố Nhật Bản, lúc đó đang chứa gần 350.000 con người, đa số là dân thường.
Sau 23 năm, nhà vật lư học người Brazil Sérgio Mascarenhas đă t́m cách lấy được vài mẫu xương của các nạn nhân, bao gồm xương hàm thuộc về người từng ở cách địa điểm thả bom chưa đầy 1,6 km. Nhóm của ông xoay xở ước tính được hàm lượng phóng xạ trong xương, nhưng không thể đưa ra số liệu chính xác v́ giới hạn của công nghệ lúc bấy giờ, theo báo cáo tŕnh bày trước hội nghị của Hiệp hội Vật lư học Mỹ vào tháng 4.1973.
Chuyên gia Mascarenhas mang mẫu vật quay về Brazil, nơi chúng được lưu trữ suốt 4 thập niên trước khi được hai nhà khoa học trong nước “khai quật” và tiếp nối công tŕnh nghiên cứu của đàn anh.
Và gần đây th́ kết quả nghiên cứu đă được công bố. Theo đó, nhờ vào công nghệ “cộng hưởng ṿng quay điện tử”, các chuyên gia đo được mẫu xương hàm đă hấp thu 9,46 Gy phóng xạ từ vụ tấn công Hiroshima, với Gy là đơn vị dùng để đo bức xạ thấm vào đối tượng là vật thể hoặc con người. Chỉ cần khoảng phân nửa số này, 5 Gy, hấp thu trên toàn bộ cơ thể đă đủ lấy đi mạng người. Đầu tháng 5, tờ The Washington Post dẫn lời Giáo sư Oswaldo Baffa của Đại học Sao Paulo cho biết đây là lần đầu tiên giới khoa học đo được chính xác hàm lượng bức xạ mà các nạn nhân Hiroshima đă bị phơi nhiễm cách đây nhiều năm, theo báo cáo đăng trên chuyên san Public Library of Science.
Các nhà khoa học cho rằng phát hiện của họ được công bố đúng thời điểm, khi mà nguy cơ tấn công khủng bố đang có chiều hướng gia tăng ở một số nước, bao gồm Mỹ. “Thử tưởng tượng một người ở New York nhồi vật liệu phóng xạ vào chất nổ khi chế bom tự tạo. Kỹ thuật mà chúng tôi áp dụng để đo hàm lượng bức xạ có thể giúp xác định đối tượng bị phơi nhiễm và cần điều trị”, Giáo sư Baffa cho biết.