Vietbf.com - Mỹ có dự tính sẽ trục xuất “hơn 8 ngh́n người” gốc Việt mà “phần lớn là người tị nạn chiến tranh”, trong đó có phạm tội, bởi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra các chính sách được coi là “cứng rắn” đối với các di dân, khiến Hà Nội lần lần đầu chính thức phản hồi chuyện này.
Một di dân bị lực lượng chức năng Hoa Kỳ bắt giữ.
Trong tuyên bố gửi riêng cho VOA tiếng Việt, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà, nói rằng “việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam là vấn đề quan trọng được Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận nghiêm túc”.
Việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam là vấn đề quan trọng được Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận nghiêm túc...
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà nói. |
Bà nói thêm rằng các cuộc thương thảo được thực hiện “trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Hiệp định kư năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phù hợp với quy định pháp luật của hai nước”.
“Việt Nam đă và đang phối hợp với Hoa Kỳ trong vấn đề này”, Phó Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tiếp.
Vấn đề Mỹ trục xuất người gốc Việt do phạm tội ở Hoa Kỳ, dù râm ran lâu nay sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra các chính sách được coi là “cứng rắn” đối với các di dân, "nóng" trở lại sau khi ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, trong tháng này cho biết rằng ông “được yêu cầu phải thúc ép chính quyền Hà Nội nhận từ Mỹ hơn 8 ngh́n người”, mà theo ông, “phần lớn là người tị nạn chiến tranh từng sát cánh với Hoa Kỳ, trung thành với lá cờ của một quốc gia không c̣n tồn tại”.
Nhà ngoại giao hiện là Phó Chủ tịch Đại học Fulbright của Mỹ ở Việt Nam nói rằng chính sách mà ông nói là “thụt lùi” sẽ “hủy hoại cơ hội thành công trong việc theo đuổi các mục tiêu khác của Tổng thống Trump trong quan hệ với Việt Nam: giảm thâm thủng thương mại, tăng cường quan hệ quân sự và đối phó với các mối đe dọa tới ḥa b́nh khu vực, nhất là xuất phát từ Bắc Hàn”.
Và theo ông, đó là giọt nước làm tràn ly, khiến ông “từ chức” tháng Mười năm ngoái, ít tuần trước khi sắp hết nhiệm kỳ năm ngoái.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Nhà Trắng tháng Năm năm ngoái.
Việc nhận trở lại người gốc Việt từ Hoa Kỳ từng là một trong các vấn đề chính được nêu lên trong tuyên bố chung Việt – Mỹ sau chuyến công du của người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới quốc gia cựu thù.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ làm việc tích cực với phía Hoa Kỳ để sớm đưa trở lại những người Việt Nam đă nhận được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ lần cuối lấy cơ sở là Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về nhận trở lại công dân năm 2008.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ có đoạn. |
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ làm việc tích cực với phía Hoa Kỳ để sớm đưa trở lại những người Việt Nam đă nhận được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ lần cuối lấy cơ sở là Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về nhận trở lại công dân năm 2008. Hai nhà lănh đạo cam kết sẽ thành lập nhóm làm việc để trao đổi về vấn đề này”, tuyên bố chung công bố ngày 31/5 năm ngoái có đoạn.
Trả lời Reuters mới đây, ông Osius nói rằng “một số ít” người gốc Việt, vốn được bảo vệ bởi hiệp định kư năm 2008, “không áp dụng đối với những công dân Việt Nam đă đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995, ngày mà hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao”, đă bị đưa trở lại quốc gia Đông Nam Á.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.
Bài viết có tựa đề “‘Không nghề, không tiền’: Cuộc sống ở VN của người bị Mỹ trục xuất” của hăng tin Anh sau đó đă được nhiều trang tin trong nước, trong đó có báo điện tử ********* đăng lại, thu hút nhiều b́nh luận của độc giả.
Reuters trích lời một số người đă bị trục xuất nói rằng họ gặp “khó khăn thích nghi với cuộc sống ở Việt Nam” và rằng “các cán bộ công quyền nh́n họ với con mắt ngờ vực”.
Hai người bị Mỹ trục xuất về Việt Nam, ông Bùi Thanh Hùng (trái) và ông Phạm Chí Cường (giữa) tại một quán cafe ở TP. HCM, ngày 19/4/2018. |
Những người được phỏng vấn c̣n nói rằng “họ nhận được ít sự hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam và đang chật vật t́m việc làm”.
Trong email gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, VOA tiếng Việt cũng đă đặt câu hỏi về cách thức Việt Nam giúp đỡ những người đă bị trục xuất.
Hăng này trích số liệu của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ cho biết 138 người gốc Việt đă bị đưa từ Mỹ về Việt Nam kể từ năm 2015, hai năm trước khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.