VBF-Theo như lịch tŕnh th́ TT Abe sẽ gặp TT Trump tại Mỹ vào ngày mai. Như vậy việc quyết sẽ tham gia TPP hay không phụ thuộc vào TT Trump. TT Abe cũng cho rằng đây là lần “được ăn cả, ngă về không”.
Ngày mai (17/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ gặp gỡ tại Florida, Mỹ. Thủ tướng Abe từng nói ông sẽ bước vào cuộc gặp 'được ăn cả, ngă về không' với Tổng thống Trump, khi phía Nhật Bản muốn thuyết phục Mỹ quay lại TPP.
Thủ tướng Abe sẽ bước vào cuộc gặp “được ăn cả, ngă về không” với Tổng thống Trump
Hôm 12/4, Tổng thống Trump đă yêu cầu Ủy viên Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer xem xét khả năng nối lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP).
Ngay sau đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố ông đă có kế hoạch đề xuất khung mới cho các cuộc đối thoại về thương mại khi ông có cuộc họp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày mai (17/4) tại Florida.
Thủ tướng Abe hy vọng sẽ thuyết phục được Tổng thống Trump chấp thuận việc Mỹ tái gia nhập TPP.
Trong khi ông Abe muốn thuyết phục Tổng thống Mỹ về tầm quan trọng của thương mại tự do th́ ông Trump lại luôn tin rằng thỏa thuận thương mại song phương sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại tốt hơn.
Ông Trump nhấn mạnh rằng Mỹ hiện đă có thỏa thuận song phương với 6 trong 11 nước thuộc TPP và đang cố gắng sẽ có thỏa thuận với Nhật Bản - nền kinh tế lớn nhất trong các nước tham gia TPP.
Theo Tổng thống Trump, Mỹ chịu thiệt nhiều với Nhật về thương mại đă nhiều năm.
Trên thực tế, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật giảm gần 20% trong thập kỷ qua xuống 69,7 tỷ USD vào năm ngoái. Con số này chỉ tương đương 8,6% tổng thâm hụt thương mại Mỹ, thấp hơn tỷ lệ 30% của 20 năm trước. Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong tổng thâm hụt thương mại Mỹ lớn hơn nhiều.
Hoa Kỳ đang thúc đẩy mạnh mẽ phía Nhật Bản để bắt đầu các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do song phương, t́m hiểu nhu cầu về chính sách ngoại hối và xuất khẩu khi Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tới Mỹ vào ngày mai (17/4).
Washington đă nhiều lần đề nghị Tokyo ngồi lại bàn đàm phán. Theo một quan chức từ Văn pḥng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ th́ đây chỉ là vấn đề thời gian.
Trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, ông Trump đang phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ các nhóm nông dân và một số đối thủ khác.
Áp lực này khiến Tổng thống Donald Trump muốn nhanh chóng kư một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản.
Mới đây, Nhật Bản đă kư một số điều khoản sửa đổi của Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) với 10 thành viên c̣n lại. Sau khi sửa đổi, TPP có tên mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP).
CPTPP cắt giảm thuế mà Nhật áp đối với thịt ḅ nhập từ Úc xuống mức 9%, trong khi Mỹ vẫn phải chịu mức thuế 38,5%. Điều này khiến các nhà sản xuất thịt ḅ ở Mỹ lâm vào thế bất lợi.
Ngành công nghiệp ô tô đóng góp nhiều nhất vào sự mất cân bằng thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản đă bỏ thuế đối với xe ô tô của Mỹ, trong khi Mỹ vẫn duy tŕ mức thuế 2,5% đối với ô tô chở khách và 25% đối với xe tải từ Nhật Bản.
Thay v́ thảo luận thêm về thuế, ngành công nghiệp ô tô của Mỹ muốn có các biện pháp ngăn cản Nhật Bản làm suy yếu đồng tiền của họ, tờ Nikkei Asia trích lời một nguồn tin từ Nhà Trắng.
Trước thềm cuộc gặp ngày mai (17/4) tại Florida, Tổng thống Trump vẫn chưa đề nghị đàm phán thương mại song phương trong các cuộc gặp mặt trực tiếp với ông Abe.
Tờ Nikkei Asia nhận định "tuần trăng mật giữa Trump và Abe dường như đang kết thúc" khi Trump t́m kiếm các cuộc đàm phán trực tiếp với lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, việc hợp tác với Nhật Bản trở nên không quan trọng.
Vẫn theo một nguồn tin từ Nhà Trắng được Nikkei Asia trích lời th́ "ôngTrump thiếu kinh nghiệm kinh doanh đáng kể ở Nhật Bản và ít quan tâm đến nước này".
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là đặt cược nhiều vào chuyến thăm Mỹ kéo dài 2 ngày giữa lúc tỉ lệ ủng hộ ông sụt giảm trong nước.
Ông Abe sẽ tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump tại thị trấn Palm Beach, bang Florida ngày 17-4, trong bối cảnh Nhật Bản ngày càng lo ngại canh bạc ngoại giao rủi ro của ông chủ Nhà Trắng với nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể khiến an ninh Tokyo lung lay. Thêm vào đó, ông Abe không khỏi ấm ức khi Tokyo bị Washington gạt ra ngoài danh sách các đồng minh và đối tác được tạm miễn thuế thép và nhôm mới. Hai vấn đề nổi cộm này dự kiến hâm nóng không khí chuyến đi lần thứ hai của ông Abe tới Mar-a-Lago, đồng thời là lần gặp gỡ và nói chuyện thứ 21 của ông Abe với Tổng thống Trump.
Nhà báo chính trị kỳ cựu Takao Toshikawa ở Tokyo cho rằng nhiệm vụ tức th́ của Thủ tướng Nhật là tận dụng khoảng thời gian gặp trực tiếp ông Trump để xoa dịu những nỗi lo lắng rằng Mỹ sắp sửa giảm nhẹ quan hệ đồng minh với Tokyo v́ những ưu tiên khác. Về vấn đề Triều Tiên, ông Abe hạ quyết tâm không để Nhật Bản đứng bên lề trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến sắp tới. Trong các chuyến thăm Washington những tuần qua, giới chức Nhật Bản nhấn mạnh Mỹ phải duy tŕ trừng phạt kinh tế cứng rắn với Triều Tiên và không được tưởng thưởng B́nh Nhưỡng chỉ v́ nước này sẵn sàng đàm phán.
Giới quan sát cũng chú ư kết quả của vấn đề thương mại. Trước thềm cuộc gặp, Tổng thống Trump hôm 13-4 đánh tiếng trên Twitter rằng Nhật Bản "đă gây khó cho thương mại Mỹ nhiều năm". Trước đó, ông chủ Nhà Trắng chỉ đạo các quan chức cấp cao xem xét việc tái gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) vừa được 11 nền kinh tế c̣n lại kư kết với tên mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTTP) - điều mà Tokyo quả quyết là rút ra th́ dễ nhưng quay lại rất khó. Giám đốc châu Á của Công ty Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ), ông Scott Seaman, cho rằng về thương mại, vị tổng thống xuất thân là tỉ phú của nước Mỹ dường như sẽ chỉ thỏa măn với những chiến thắng rơ ràng và nhanh chóng.
Tuy nhiên, quyết tâm của Thủ tướng Abe đặt vào chuyến thăm Mỹ lần này là lớn hơn cả bởi đây là cơ hội để ông vực dậy uy tín. Nếu thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ cũng như giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhà lănh đạo 63 tuổi có thể bớt lao đao v́ vụ bê bối mua bán đất khiến tỉ lệ ủng hộ chính phủ và cá nhân ông lao dốc ở quê nhà.