Vietbf.com - Chính quyền Mỹ đă loan báo thuế suất 25% đối với khoảng 1300 sản phẩm, nhằm đáp lại các chính sách của Trung Quốc buộc doanh nghiệp Mỹ phải chuyển giao công nghệ và tài sản trí tuệ cho các công ty Trung Quốc.
Tất cả đều nằm trong danh sách khoảng 1.300 sản phẩm Trung Quốc mà Mỹ đang cân nhắc đánh thuế 25%.
Báo chí có thể không gây ra quá nhiều áp lực đối với Bắc Kinh.
Nhưng nhiều mặt hàng trong danh sách này thuộc các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ và kỹ thuật - lĩnh vực đổi mới mà Trung Quốc muốn trở thành số một thế giới trong thập kỷ tới.
Và mức thuế dự kiến 25% có khả năng làm tổn hại Trung Quốc.
Hoa Kỳ đă mua gần 75 tỷ USD máy móc và máy tính của Trung Quốc trong năm 2017.
Con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 80 tỷ USD vào năm 2018 và 2019. Đây là những mặt hàng chiếm phần lớn nhất hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Và chúng nằm trong danh sách bị đánh thuế.
Ông Tony Nash, nhà nghiên cứu của Complete Intelligence, nói: "Mức thuế mới của Mỹ đă thực sự giảm xuống.
"Điều then chốt là nó nhắm đến nhiều mặt hàng giá trị gia tăng đang được Trung Quốc giao dịch."
Mỹ lo ngại điều ǵ?
Quay trở lại những năm cuối thập niên 80, khi Trung Quốc mở cửa dưới sự lănh đạo của Đặng Tiểu B́nh.
Những ǵ xảy ra tiếp theo là những thứ Trung Quốc mơ ước đạt được, như Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Petersen chỉ ra:
- GDP tăng trung b́nh 10% hàng năm biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
- 800 triệu người thoát nghèo
- Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm một nửa từ 2006 đến 2015.
Trong số những mức tăng trưởng này, có rất nhiều thứ bắt nguồn từ sự bùng nổ sản xuất những năm 1970 và 80.
Nhưng Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc ép các công ty Mỹ muốn tiếp cận lao động giá rẻ phải liên kết với các công ty trong nước - điều này cho phép họ sao chép và ăn cắp ư tưởng của Mỹ một cách hiệu quả.
"Trung Quốc rất hung hăng với những ǵ họ muốn", Martin Medeiros của Medeiros Law nói với tôi từ Mỹ.
"Đó là một chặng đường dài từ những năm 1980 nhưng Trung Quốc không nghĩ về sở hữu trí tuệ giống như người Mỹ."
Tâm điểm của "trận đánh" này là Hoa Kỳ cảm thấy không công bằng, và cho rằng chính công nghệ của Mỹ đă tạo cho Trung Quốc một lợi thế không công bằng trong cuộc chơi đổi mới toàn cầu.
Nhưng thực tế là Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua mà không cần sự cho phép của Mỹ.
Trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 13 công bố năm 2016, Trung Quốc tuyên bố tầm nh́n của nước này là trở thành một "quốc gia của những sáng chế" năm 2020, một "quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sáng chế quốc tế" năm 2030, và một "siêu cường thế giới về khoa học và sáng chế công nghệ năm 2050".
Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển, và đang đăng kư cấp hàng ngàn bằng sáng chế. Một số công ty Trung Quốc đang là công ty hàng đầu thế giới về đổi mới, trí tuệ nhân tạo và tham gia nghiên cứu công nghệ mới.
Hoa Kỳ đang lo rằng các công ty Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để gây ảnh hưởng trong những lĩnh vực này.
Trung Quốc có cần phải lo lắng?
Bà Deborah Elms từ Trung tâm Thương mại Châu Á tin rằng Trung Quốc phải quan tâm đến những áp đặt thuế quan của Hoa Kỳ.
Bà cũng nói những áp thuế này sẽ tác động đến người dân và một số công ty Trung Quốc có thể sẽ phá sản nếu mức thuế 25% được thực thi và nếu biện pháp "ăn miếng trả miếng" xảy ra.
Ở Trung Quốc không có mạng lưới an sinh xă hội để chăm lo những người thất nghiệp.
Và ở một đất nước có hệ thống chính trị theo đó chính phủ được trông đợi là sẽ chăm lo cho người dân, th́ t́nh trạng mất việc làm sẽ tác động xấu đến Đảng Cộng sản.
Liệu áp thuế của Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Quốc thay đổi?
Về ngắn hạn là không, ông Medeiros nói.
Mức thuế quan "có khả năng gây tổn hại cho Trung Quốc do thiếu tiếp cận thị trường," nhưng sẽ không làm thay đổi nhiều luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc mà ông thừa nhận là đă được cải thiện đáng kể trong những năm qua.
Về dài hạn, nó có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh từ bỏ một số quy định, bao gồm những yêu cầu với các công ty nước ngoài muốn liên doanh và chuyển giao công nghệ.
Tuy vậy hăy b́nh tĩnh.
Với khẩu khí mạnh như hiện tại và thái độ "ăn miếng trả miếng" của cả hai bên, đây không chỉ là một cuộc chiến tranh thương mại.
Đó là cuộc chiến của hai siêu cường để thống trị trong một thế giới ngày càng phân cực. Và không ai muốn thua cuộc.