Người Việt Nam đă phải rời quê hương đến nhiều nơi trên thế giới. Hiện người Việt đă có mặt gần như khắp 5 châu. Đi xa mới biết thế nào là nhớ nhà.
Cách đây gần 60 năm, khi c̣n là thiếu nữ tuổi đôi tám, bà Nguyễn Thị Mỹ (78 tuổi, trưởng nhóm Việt kiều Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc), quen người chồng bây giờ là người Trung Quốc. Sau khi kết hôn, đến ngày phải theo chồng về Trung Quốc, bà nấn ná v́ “tôi chưa bao giờ nghĩ ḿnh lại phải xa nơi chôn nhau cắt rốn đến một nơi hoàn toàn xa lạ”.
Hồi nhỏ, mỗi khi có bộ đội miền Nam tập kết về quê ḿnh, cô bé Mỹ hay ṭ ṃ “Các chú có nhớ nhà không, cảm giác nhớ nhà như thế nào nhỉ”. Nhưng khi phải xa nhà, bà mới thực sự thấm thía nỗi nhớ quê hương, nhớ bố mẹ, nhớ anh em, bạn bè…
“Khi ở nhà th́ thấy mọi thứ thấy b́nh thường, đến khi xa mới thấy những thứ b́nh thường lại quan trọng với ḿnh biết nhường nào. Mỗi kỷ niệm đều là máu thịt của ḿnh, sao lại không nhớ. Nhiều đêm tôi ngồi khóc v́ nhớ nhà, chỉ mong có dịp để được về thăm quê”- bà Mỹ nhớ lại.
Bà Mỹ tâm sự, so với nhiều chị em lấy chồng ở Quảng Tây, bà là người may mắn hơn nhiều. Chồng bà từng có thời gian công tác ở Việt Nam nên ít nhiều biết tiếng Việt và biết chia sẻ với vợ con. Hồi bà mới lấy chồng, hai vợ chồng hoàn cảnh c̣n khó khăn lại con nhỏ, nhưng ông cũng cố gắng thu xếp để vài năm cả gia đ́nh lại về thăm quê vợ. Các con của bà cũng đều được dạy tiếng Việt từ bé nên giờ ai cũng nói được tiếng Việt. Đến giờ các cháu nội, ngoại của bà cũng vậy, khi biết nói là nói được luôn hai thứ tiếng Việt- Trung.
“Nhiều chị em lấy chồng ở Quảng Tây là bị lừa bán, có chị bị lừa bán đến 2 lần nên hoàn cảnh của họ rất khó khăn. Nhiều người đến giờ vẫn không có giấy tờ ǵ, lại nghèo khó nên không có điều kiện về thăm quê hương. C̣n tôi thời đó khó khăn là khó khăn chung, nhưng cũng gọi là có điều kiện. Con cái từ bé đă được dạy cả tiếng Việt, văn hóa Việt nên luôn hướng về Việt Nam. Giờ điều kiện tốt hơn nên gần như năm nào cả gia đ́nh tôi cũng về thăm quê”- bà Mỹ tâm sự.
Cũng v́ thương hoàn cảnh nghèo khó của nhiều chị em lấy chồng ở Quảng Tây, bà Mỹ ban đầu đứng ra làm đầu mối để kết nối chị em, cùng nhau chia sẻ các khó khăn trong cuộc sống. Những chị em nào bị lừa bán mà mong muốn trở về quê hương, hay những trường hợp nào muốn làm lại giấy tờ, bà nhiệt t́nh làm cầu nối liên hệ với Tổng lănh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh giúp đỡ họ.
Càng ngày càng có nhiều chị em tham gia vào nhóm và hiện nay bà Mỹ làm Trưởng nhóm kiều bào ở Nam Ninh. Cùng với các hoạt động hỗ trợ, chia sẻ với những khó khăn của kiều bào tại Nam Ninh, nhóm c̣n có nhiều hoạt động hướng về quê hương. Hàng năm, bà con đều tích cực tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào trong nước lũ lụt; mua sách vở, quần áo mùa đông gửi về cho trẻ em nghèo vùng cao, ủng hộ quỹ “Cơm có thịt”…
“Nhiều bà con ở Nam Ninh có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng rất đoàn kết và một ḷng hướng về đất nước. Chúng tôi hay theo dơi các hoạt động hỗ trợ, quyên góp trong nước và tùy hoàn cảnh, ai cũng muốn đóng góp chút ít chia sẻ với những người khó khăn ở quê nhà. Mỗi khi Tổng lănh sự quán tổ chức gặp mặt bà con kiều bào, chúng tôi nôn nóng để được gặp nhau, thăm hỏi t́nh h́nh của nhau. Có những cụ đă ngoài 80, có những người phải ngồi xe lăn những vẫn nhờ con cháu đưa đến buổi gặp mặt”- bà Mỹ nói.
Bà Mỹ tâm sự, giờ đă ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, bà lại càng phải “tranh thủ” mọi cơ hội để về thăm quê. Mấy năm lại đây, gần như năm nào bà cũng đưa cả gia đ́nh, con cháu về Việt Nam. Dù đă 60 năm sống ở Trung Quốc, nhưng trong đại gia đ́nh của bà vẫn dành những khoảng thời gian để mọi người cùng nói tiếng Việt.
“Tôi muốn đưa các con cháu về Việt Nam thật nhiều để gắn kết thêm t́nh cảm với quê hương, để khi tôi trăm tuổi, các con cháu tôi vẫn đi về Việt Nam như bây giờ”- bà Mỹ mong mỏi./.