Mảnh đất giàu có nhất thế giới về tài nguyên không lúc nào được yên cũng chỉ bởi quá nhiều dầu mỏ. Những nước này bao giờ mới chấm dứt chiến tranh bởi các cuộc nội chiến và sự can thiệp thô bạo của nước ngoài?
Sang năm 2018, các cuộc xung đột và t́nh thế trong khu vực Trung Đông sẽ xấu đi ở những nước như Syria, Ả rập Xê-út hay Yemen. Dưới đây là 5 dự đoán về t́nh h́nh Trung Đông của tờ The Conservation.
Xung đột Syria sẽ kéo dài mà không có giải pháp kết thúc
Tại Syria, đội quân chính phủ sẽ tiếp tục đi chinh phục lại những vùng đất cũ nhưng sẽ không thể mở rộng quyền kiểm soát trên toàn bộ đất nước. Có 4 lư do cho điều đó.
Đầu tiên, các phe phái đối lập với chế độ của ông Assad đă chiến đấu với quân đội chính phủ trong 7 năm sẽ không tiếp nhận sự nhân từ của chế độ tổng thống Assad. Trong quá khứ, các nhóm phiến quân từng coi thường những lệnh ân xá của chính phủ và họ sẽ tiếp tục làm vậy.
Thứ hai, chính phủ Syria quá yếu. Hầu hết các vùng lănh thổ họ chiếm được hai năm vừa qua đều có sự trợ giúp của Hezbollah, quân đội Iran, các nhóm dân quân do Iran huấn luyện và kiểm soát.
Một binh sĩ trong quân đội của chính phủ Syria cắm lá cờ quốc gia trong một trận chiến với các nhóm phiến quân tại tiền tuyến Ramouseh nằm tại phía đông thành phố Aleppo vào ngày 5.12.2016.
Thứ ba, những nhóm phiến quân chiếm đa số đang hoạt động không chỉ trong giới hạn của một tỉnh đơn lẻ. Điều này chỉ ra rằng họ là lực lượng địa phương đang chịu sự kiểm soát của quyền lực địa phương. Với kinh nghiệm về một chính phủ Syria yếu trong 6 năm qua, họ sẽ không đầu hàng để từ bỏ quyền tự trị mà họ rất khó khăn để đạt được.
Cuối cùng cuộc nội chiến Syria là một chiến tranh ủy nhiệm với một bên là phương Tây, Ả rập Xê-út cùng những đồng minh vùng vịnh đang ủng hộ cho phe đối lập. Những sự trợ giúp đôi khi bị từ chối do các nhà tài trợ đă "đuối sức" hay có những vấn đề về hậu cần. Những sự trợ giúp như vậy chắc chắn sẽ không chấm dứt. Và kết quả là phe đối lập sẽ không đầu hàng v́ t́nh trạng kiệt quệ.
Cựu phái viên của liên đoàn Ả rập và Liên Hợp Quốc về ḥa b́nh tại Syria, Lakhdar Brahimi đă tiên đoán cuộc nội chiến Syria sẽ dừng lại với việc "Somali hóa" Syria. Giống như Somali, Syria sẽ là một chính phủ được công nhận bởi quốc tế và các nước trong Liên Hợp Quốc. Họ sẽ tiếp tục ban hành và đóng dấu hộ chiếu và có thể gửi một đội tuyển sang thi đấu Olympic. Nhưng giống như chính phủ Somali, chính phủ Syria sẽ chỉ cầm quyền chứ không cai trị được toàn bộ vùng lănh thổ, biên giới mà quốc tế công nhận.
Cải cách Ả rập Xê-út thất bại
Ả rập Xê-út sẽ tiếp tục cải cách dưới sự lănh đạo của Thái tử Muhammed bin Salman nhưng sự cải tổ này sẽ chỉ mang tính chất tô điểm. Mặc dù vị thái tử này được coi là một nhà cải cách nhưng cũng như ông Bashar al-Assad - tổng thống của Syria cũng đă từng được coi là một nhà cải cách. Thái tử Muhammed bin Salman sẽ tiếp tục củng cố quyền lực với sự thống trị của phe cánh ông trong gia đ́nh. Hơn nữa, ông đă bắt các vị hoàng tử khác và những tinh hoa trong giới doanh nhân v́ tội tham nhũng trong khi chi 300 triệu USD mua một ngôi nhà tại Pháp.
Ông cũng sẽ tước quyền lực từ một trụ cột khác của nhóm cai trị - những kiến lập tôn giáo. Thực tế, sự nới lỏng những điều cấm tại Ả rập Xê-út như việc cho phép phụ nữ lái xe, mở các trung tâm vui chơi giải trí, hạn chế quyền bắt bớ của cảnh sát tôn giáo và cổ vũ những người Hồi giáo ôn ḥa hơn là những khía cạnh của chiến dịch tước bỏ quyền lực của tôn giáo và tập trung quyền lực vào trong tay gia đ́nh ông. Chỉ bằng cách thả những nhân vật đối lập ra khỏi các nhà tù Ả rập và kết thúc cuộc chiến man rợ tại Yemen th́ có thể thái tử sẽ chứng minh được ông là nhà cải cách thật sự.
Sự thúc đẩy mở rộng tự do của nền kinh tế Ả rập Xê-út của thái tử cũng sẽ thất bại. Hai năm trước ông từng tuyên bố về "tầm nh́n 2030". Nó bao gồm một loạt những tư vấn của những người theo chủ nghĩa kinh tế tự do với ư định đưa Ả rập Xê-út trở thành một nước kinh tế thị trường trong 14 năm. Thi hành tầm nh́n 2030 có nghĩa là sẽ kết thúc truyền thống mua sự trung thành của các công dân bằng trợ cấp và việc làm. Nó cũng có nghĩa là đảm bảo luồng thông tin tự do trong đất nước mà vào năm 2017 tổ chức phóng viên không biên giới đă xếp hạng 168/180 nước về tự do báo chí.
Việc tăng lực lượng lao động nữ từ 22% tới 30% vẫn thấp hơn nhiều so với định mức thế giới là 49% và tăng thêm 2,5 triệu công việc cho khu vực tư nhân. Cuối cùng, việc thực thi tầm nh́n này có nghĩa là thay đổi thói quen công việc ở một đất nước có 11 triệu người lao động nước ngoài chuyên làm những công việc nặng nhọc.
Làm tất cả những điều này trong 12 năm là một nhiệm vụ bất khả thi.
Những lănh tụ tôn giáo (caliphate) sẽ ra đi nhưng không phải IS
Nếu năm 2014 là năm không thể ngăn chặn IS, 2015 là năm những lănh tụ IS bắt đầu bị trôi vào lăng quên. Ở thời điểm đỉnh cao, IS chiếm 40% lănh thổ Iraq. Tới đầu 2017, chúng chỉ c̣n giữ được 10% lănh thổ Iraq và mất tới 70% các vùng đất tại Syria. Những lănh tụ tôn giáo cũng mất hầu hết các thành phố đă từng chiếm đóng và giờ đây số phận của họ đă kết thúc.
Nhưng về IS, chúng sẽ có động thái thế nào? Một số tay súng IS đă bỏ cuộc. Chúng cố gắng biến mất trong dân địa phương hay quay về nhà dù sẽ gặp phải sự kháng cự của những người dân muốn trả thù hay sự sợ hăi các chính phủ nước ngoài.
Với số c̣n lại có 2 kịch bản. Đầu tiên, có một số lượng lớn những tay súng ISIS tại Iraq tham gia IS cùng người lănh đạo của họ v́ bất b́nh với chính phủ do người Shiite chiếm đa số tại Iraq. Số này hoàn toàn có khả năng sẽ lại tiếp tục tạo nên một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ. Chính Taliban đă làm điều này tại Afghanistan sau khi người Mỹ lật đổ chính phủ của họ.
Thứ hai, những tay súng của IS và kể cả những chiến binh khủng bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công trên toàn cầu dù có hay không một tổ chức chống lưng. Thế giới sẽ không ảnh hưởng bởi những cá nhân như vậy.
Tuy nhiên, bởi IS đă mất đi cơ sở mà từ đó nó gieo rắc tư tưởng tuyên truyền và bởi v́ sự hấp dẫn của những tư tưởng cực đoan và đầy rủi ro đă tàn theo thời gian. IS chắc chắn sẽ không lấy lại được ảnh hưởng tại Trung Đông.
Cam kết của ông Trump không có hiệu lực
Khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, họ đă đóng chiếc đinh cuối cùng vào "chiếc quan tài" cho Hiệp định ḥa b́nh Oslo - đưa ra những giới hạn và giải pháp đàm phán cho 2 nước Palestine và Israel. Với sự cam đoan của chính quyền tổng thống Donald Trump, chính phủ Israel đang nằm an toàn trong ṿng tay Mỹ thiếu đi động lực để nhường đi bất cứ tấc đất nào. Mỹ đă từng làm những điều như vậy trước đây, rất nhiều lần và không giúp ích ǵ cho t́nh h́nh xung đột.
Nền chính trị bị phân cực tại Trung Đông đă làm xói ṃn khả năng giải quyết cuộc xung đột. Năm 2002, Ả rập Xê-út từng đưa ra một kế hoạch ḥa b́nh: "Nếu Israel đồng ư ḥa b́nh với người Palestine, các nước Ả rập sẽ b́nh thường hóa quan hệ với Jerusalem".
Thực tế Ả rập Xê-út, các nước vùng vịnh và Israel đang nằm trong liên minh chống lại Iran. Vấn đề về Palestine đang bị bỏ qua một bên và động lực khác để Israel thúc đẩy ḥa b́nh đă biến mất.
Yemen sẽ ch́m sâu vào xung đột
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất chưa được nhắc tới tại Trung Đông là cuộc chiến Yemen, nơi mà Ả rập Xê-út với sự hỗ trợ của Mỹ đă tiến hành cuộc chiến chống lại cuộc nổi dậy của người bản xứ. Và nó không có dấu hiệu kết thúc.
Người Ả rập Xê-út tuyên bố Houthi - một nhóm các thành viên quân nổi dậy người Shiite, sống chủ yếu tại phía bắc của Yemen là lực lượng đang tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm cho Iran. Và Ả rập Xê-út tham gia cuộc chiến bên phe chính phủ - Phe đă giành lấy quyền lực sau một cuộc "đối thoại quốc gia" và một cuộc bầu cử chiến thắng bởi một ứng cử viên duy nhất - một ứng cử viên được sự ủng hộ của Ả rập Xê-út được phép ứng cử. Nhóm quân nổi dậy Houthi xuất hiện từ năm 2004 rất lâu trước khi Ả rập Xê-út tuyên bố về những âm mưu của người Iran trong khu vực.
Ả rập Xê-út có liên quan tới một chiến dịch đánh bom lớn vào những khu vực thường dân và phong tỏa cảng của một đất nước phụ thuộc 90% vào việc nhập khẩu lương thực. Kết quả sau chiến dịch của Ả rập đă có 12.000 người Yemen thiệt mạng và làm cho cuộc nội chiến xảy ra, 50.000 trẻ em đối mặt với nạn đói vào cuối năm 2017. Giữa tháng 4 và tháng 8.2017, 20.000 người Yemen đă chết do bệnh dịch. Người Mỹ hỗ trợ những nỗ lực chiến tranh của người Ả rập Xê-út. Nhưng giống như Ả rập Xê-út, Mỹ cũng cáo buộc Iran là nhà tài trợ khủng bố lớn nhất trong khu vực.