Mỹ đă coi Trung Quốc và Nga là người đồng hành trong việc khống chế Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Vậy mà vừa qua Canada và Mỹ chủ tŕ một cuộc họp về t́nh h́nh bế tắc trên bán đảo Triều Tiên với sự tham gia của đại diện đến từ 20 quốc gia. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa cho biết Nga và Trung Quôc không được mời và sẽ chỉ được “thông báo ngắn gọn” về kết quả của cuộc họp.
Cổng Thống nhất ở thủ đô B́nh Nhưỡng của Triều Tiên
Cuộc họp diễn ra từ ngày 15 đến 17/1 và nó được tổ chức với mục tiêu là xây dựng một “bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, thịnh vượng và an toàn”, các nhà tổ chức cuộc họp tuyên bố.
“Nhóm ngoại trưởng Vancouver đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cuộc gặp để thể hiện sự đoàn kết trong việc phản đối các hành động nguy hiểm và bất hợp pháp của Triều Tiên”, tuyên bố về sự kiện được chính phủ Canada phát đi cho biết.
“Nhóm Vancouver” ngoài Mỹ và Canada c̣n có 18 nước khác, trong đó có Đan Mạch, Hy Lạp, Na-uy, New Zealand... Hai người chơi quan trọng cũng là hai nước láng giềng của Triều Tiên – Nga và Trung Quốc v́ một lư do nào đó lại không hề được mời đến tham dự cuộc họp về vấn đề Triều Tiên. Sự lựa chọn danh sách khách mời đến tham dự cuộc họp, một phần lớn là những nước nằm ngoài cuộc khủng hoảng Triều Tiên, đă gây khó hiểu cho nhiều người, thậm chí là với cả với đồng minh thân nhất của Mỹ là Nhật Bản.
Tuy nhiên, giới chức ở Moscow và Bắc Kinh “đă được hoanh nghênh” đến tham dự phần cuối của cuộc họp, chỉ để nghe kết quả. Lời đề nghị như vậy đă nhanh chóng bị cả Nga và Trung Quốc từ chối và chỉ trích.
“Chúng tôi và Trung Quốc không được mời nhưng chúng tôi được thông báo: ‘Cuộc họp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay vào buổi tối, cuộc họp chính diễn ra vào ngày 16/1, cùng với Trung Quốc vào ngày 16, buổi tối, chúng tôi sẽ thông báo về những ǵ chúng tôi nhất trí được”, ông Lavrov cho biết tại cuộc họp báo ngày hôm qua (15/1). “Đó là điều không thể chấp nhận”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh.
Theo ông Lavrov, kết quả của một cuộc họp như vậy sẽ không thể giúp tháo gỡ vấn đề Triều Tiên.
“Với những người đề ra một sáng kiến như vậy, tôi không trông chờ bất kỳ điều ǵ hiệu quả ở đó. Hy vọng, không có ǵ phản tác dụng xảy ra. Đó đă là một kết quả tốt lắm rồi dù đó là điều khó có thể tin nổi”, Ngoại trưởng Lavrov nói thêm.
Bắc Kinh cũng chia sẻ một lập trường tương tự đối với cuộc gặp ở Vancouver. Trung Quốc cảnh báo Mỹ và Canada không được tiếp tục theo đuổi tư tưởng “thời Chiến tranh Lạnh”. Cuộc họp không có sự tham dự của những nước trung gian quan trọng trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên “sẽ chỉ tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ cộng đồng quốc tế và làm phương hại đến những nỗ lực chung nhằm xử lư đúng đắn vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết.
Nga và Trung Quốc là hai nước có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc. Nga và Trung Quốc đều có chung đường biên giới với Triều Tiên và đều có mối quan hệ thân thiện với Triều Tiên. Trung Quốc c̣n là đồng minh thân thiết nhất và là nước được cho có ảnh hưởng duy nhất đối với B́nh Nhưỡng. Chính v́ thế, việc t́m kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên mà không có sự tham gia của Moscow và Bắc Kinh rơ ràng là một điều không hợp lư.
Cả Nga và Trung Quốc đều lo sợ viễn cảnh chiến tranh bùng nổ ngay sát biên giới của họ. Đây là điều dễ hiểu bởi cả Nga và Trung Quốc đều có chung đường biên giới với Triều Tiên. Ngoài ra, B́nh Nhưỡng c̣n có một tầm quan trọng đặc biệt với Trung Quốc. Triều Tiên có vai tṛ là vùng đệm an toàn cho Trung Quốc. Một Triều Tiên bất ổn sẽ gây bất lợi lớn cho Trung Quốc bởi điều đó có thể đồng nghĩa với việc một làn sóng di cư mạnh mẽ từ Triều Tiên đổ vào Trung Quốc, tạo ra gánh nặng lớn cho nền kinh tế nước này. Đáng lo ngại hơn, một Triều Tiên đổ vỡ đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ ở sát ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc.
Chính v́ thế, cả Bắc Kinh và Moscow đều nỗ lực thúc đẩy tiến tŕnh giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên thông qua các cuộc đối thoại, đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. Nga và Trung Quốc tin rằng, đó là con đường duy nhất để làm dịu căng thẳng trong khu vực. Hai nước này đều phản đối biện pháp trừng phạt và chiến tranh.