Một thời Nhật Bản đứng đầu các nước châu Á về người trẻ tự tử. Họ không có phương hướng trong cuộc sống. Đến nay th́ đến Hàn Quốc. Đây có phải bi kịch khi cuộc sống ngộp thở ‘bóp nghẹt’ những người trẻ Hàn Quốc?
"Ở đâu cũng có những vụ tự sát", tác giả người Hàn Quốc Kim Young-ha từng phải thốt lên như vậy trong một bài viết trên tờ New York Times. "Giờ đây, bất cứ khi nào nghe tin một người trẻ vừa qua đời, tôi nghĩ ngay tới khả năng là do tự tử".
Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới và dẫn đầu trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD gồm 35 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) về vấn đề này.
Năm 2015, Hàn Quốc ghi nhận 13.500 vụ tự tử, hay cứ một ngày lại có 37 trường hợp tự chấm dứt cuộc sống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tự sát xếp thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong do thương tích, chỉ sau tai nạn giao thông, được ghi nhận tại quốc gia châu Á.
Việc Kim Jong-hyun (nghệ danh Jonghyun), một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất K-pop, tự sát hồi tuần này cho thấy rơ góc tối phía sau danh vọng của giới showbiz Hàn Quốc. Ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất và thành viên của ban nhạc SHINee bất ngờ được phát hiện tự sát trong căn hộ ở quận Gangnam. Giới chức phát hiện Jonghyun ngộ độc khí carbon monoxide bằng cách đốt ḷ than trong pḥng kín, theo Yonhap.
Ca sĩ Kim Jonghyun chọn tự sát để giải thoát bản thân khỏi cuộc sống bế tắc. Ảnh: Korea Times
Trong di thư, Jonghyun viết về nỗi đau khổ dai dẳng khi cố gắng vật lộn chống lại cơn trầm cảm. Anh đă t́m đến bạn bè, t́m đến trợ giúp y tế, song dường như cảm giác bế tắc quá lớn khiến chàng trai trẻ quyết định chấm dứt cuộc sống.
Cái chết của Jonghyun, thông tin khiến người hâm mộ trên toàn thế giới sốc và đau buồn, là ví dụ rơ ràng và mới nhất cho thấy tỷ lệ tử vong do tự sát ở xứ sở kim chi đang ở mức báo động.
Cuộc sống ngột ngạt đầy áp lực
“Đây là hiện tượng xă hội được tạo thành từ sự kết hợp giữa các vấn đề cá nhân, xă hội và thế hệ”, Kim Hyun-jeong, nhà tâm lư học tại Trung tâm Y tế Quốc gia và thành viên Hiệp hội ngăn chặn vấn đề tự sát Hàn Quốc, cho hay.
Tại Hàn Quốc, ngoài một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tự tử như áp lực xă hội, gia đ́nh, công việc, người ta cũng dễ t́m đến cái chết khi mắc kẹt trong bất b́nh đẳng xă hội hay bị sỉ nhục.
Hàn Quốc là quốc gia có những bước tiến nhảy vọt khi chuyển từ một xă hội nghèo khó chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Sự phát triển nhanh chóng ở Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kéo theo chênh lệnh về thu nhập và một xă hội đầy áp lực.
Theo chuyên gia Kim, nhiều người Hàn Quốc thà chết c̣n hơn là bị người khác hạ thấp danh dự.
Tỷ lệ tự tử ở quốc gia châu Á này đặc biệt cao trong nhóm người trẻ và người cao tuổi. Đây là hai nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất. Những biến chuyển kinh tế của đất nước ảnh hưởng tới nhiều người cao tuổi. Một số người trong số họ phải vật lộn sau khi hết tuổi lao động và một số bị coi là “những người thừa”. Theo OECD, khoảng một nửa số người cao tuổi ở Hàn Quốc hiện sống trong nghèo đói hoặc có ít tiền do kế hoạch lương hưu của chính phủ chỉ bắt đầu được triển khai cách đây 3 thập kỷ.
Trong khi đó, những người trẻ đối mặt với áp lực gia đ́nh và xă hội khi luôn phải “căng ḿnh” học tốt ở trường, dành hàng tiếng đồng hồ ở các lớp học để học tiếng Anh.
“Chúng tôi chịu quá nhiều áp lực từ xă hội. Nhắc tới việc học ở trường trung học, tôi không muốn áp lực đó bị đặt lên bất cứ ai”, Shin, sinh viên 23 tuổi của trường Đại học Yonsei, nói.
Công việc được trả lương cao ở Hàn Quốc ngày càng ít từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1990. V́ vậy, để t́m được một công việc tốt, một chỗ đứng tốt trong xă hội, người trẻ phải gồng ḿnh giữa môi trường khắc nghiệt, nhiều áp lực.
Theo Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc, năm 2015, tự sát là nguyên nhân số 1 của các ca tử vong trong độ tuổi từ 10 đến 39 tuổi.
Khó giải quyết
Nhà tâm thần học Kim Hyun-jeong cho hay, những cái chết v́ áp lực từ cuộc sống, công việc đang gây khó cho các chuyên gia trong việc t́m cách giảm tỷ lệ các vụ tự sát.
Đa số người Hàn Quốc mắc bệnh tâm lư, trong đó có trầm cảm, không đi gặp bác sĩ v́ căn bệnh này bị coi là đáng xấu hổ. Thói quen trốn tránh chữa trị được cho là có liên quan mật thiết đến t́nh trạng kỳ thị bệnh nhân rối loạn tâm thần. Theo Bộ Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc, chỉ 15% số người tự tử thuộc nhóm mắc bệnh tâm lư từng được chữa trị. C̣n lại, phần lớn họ tự xoay sở giải quyết vấn đề.
Áp lực học tập, công việc là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ tự tử ở người trẻ Hàn Quốc. Ảnh: ABC.net.au
Bên cạnh các vấn đề tâm lư, khoảng 40% số vụ tự tử ở Hàn Quốc xảy ra trong cơn say. Nhiều người thường t́m tới rượu để giải tỏa tâm trạng, thay v́ gặp chuyên gia tâm lư.
Một nguyên nhân gián tiếp dẫn tới quyết định quyên sinh ở nhiều người là sự cô lập xă hội. Theo số liệu của OECD năm 2015, 28% người dân Hàn không nhận được sự trợ giúp xă hội nào trong cơn khủng hoảng.
Bộ Giới tính và Gia đ́nh Hàn Quốc đă thành lập Trung tâm Chữa trị Thanh thiếu niên Quốc gia, chủ yếu cung cấp các chương tŕnh tư vấn dành cho sinh viên. Ngoài các biện pháp truyền thống nhằm làm giảm nạn kỳ thị xă hội, quan chức và chuyên gia Hàn Quốc đă áp dụng một số biện pháp thực tế như lắp rào chắn trên mái của các ngôi nhà và ở những cây cầu bắc qua sông nhằm ngăn những vụ tự sát.
Tuy nhiên, các biện pháp trên chưa giúp thay đổi những vấn đề cơ bản của “văn hóa” tự sát, đặc biệt là ở giới trẻ, tại quốc gia này.