Chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đang tiếp tcj, gay gắt hơn. Tập Cận Bình đối nọi đối ngoại đầu rất siêu. Trong chiến dịch này có nhiều tình tiết kinh khủng về các quan tham mới được tiết lộ.
Quan tham này rất giỏi văn chương và từng có tác phẩm được chuyển thể thành phim truyền hình.
Triệu Lê Bình bắn chết người tình họ Lý.
Xác chết ven đường
Rạng sáng mùa xuân năm 2015, một số người dân tại khu vực thôn Tân Khai, xã Mãn Tộc, thành phố Xích Phong ở khu tự trị Nội Mông thông báo với cảnh sát về một vụ giết người nghiêm trọng. Xác chết một nạn nhân được phát hiện ven đường sau khi đã bị tẩm xăng đốt cháy. 500 cảnh sát được điều động tới hiện trường để khám nghiệm, điều tra vụ trọng án.
“Nạn nhân có thể bị bắn giữa đầu, sau đó mới bị thiêu rồi vứt xác ven đường”, một điều tra viên cho biết. Khám nghiệm hiện trường, họ phát hiện 2 khẩu súng ngắn giấu trong hốc đá gần đó. Với hình ảnh camera trích xuất từ khu vực gần hiện trường, cảnh sát nhanh chóng phát hiện ra kẻ thủ ác chính là...sếp của họ. Người đó chính là Triệu Lê Bình, nguyên giám đốc Sở Công an khu tự trị Nội Mông. Mọi người đều bất ngờ về hành động này của Bình.
Triệu Lê Bình sau đó bị bắt giữ tại quốc lộ 205 thuộc vùng Khắc Thập Đằng Kỳ. Trên người ông ta vẫn còn dính máu. Bình không phản kháng mà ngoan ngoãn tra tay vào còng. Trên xe của ông ta vẫn còn một khẩu súng ngắn. Hơn một năm sau, Bình bị tuyên án tử.
Tòa tuyên án
Rạng sáng ngày 26.5.2017, tòa án nhân dân Trung cấp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây đã tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc với Triệu Lê Bình. Ông Bình là nguyên bí thư đảng ủy, giám đốc Sở Công an Nội Mông, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó chủ tịch Hiệp thương chính trị Nội Mông.
Ông ta từng gửi đơn kháng cáo vì cho rằng án tử hình quá nặng nhưng bị tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Sơn Tây bác đơn. Sau khi xử án, ông Bình bị tước bỏ mọi quyền lực chính trị, tịch thu số tài sản cá nhân hơn 2 triệu tệ (khoảng 4,5 tỉ đồng). Triệu Lê Bình chịu án tử hình vì tội cố ý giết người, tham nhũng, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép. Tại nhà riêng của Bình, công an thu giữ 2 khẩu súng, 50 viên đạn, 91 kíp nổ.
Cáo trạng chỉ rõ, từ năm 2008 tới 2010, ông Bình lợi dụng chức vụ ở Sở Công an để giúp đỡ các công ty, cá nhân và thu lời bất chính. Ông nhận hối lộ số tiền hơn 23 triệu tệ (khoảng 78 tỉ đồng). Riêng tại công trình xây dựng trại giam ở Nội Mông và bệnh viện Khang Nghiệp, ông "đội" chi phí từ 45 triệu tệ lên 120 triệu để tham ô.
Tòa án tối cao khẳng định Triệu Lê Bình cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác, lợi dụng chức vụ nhận tiền phi pháp, tàng trữ vật liệu nổ trái phép. Tính chất phạm tội của Bình là đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn tàn bạo, gây nguy hiểm lớn cho xã hội nên buộc phải tử hình.
Giết nhân tình, bịt đầu mối
Theo kết quả điều tra, tối ngày 19.3.2015, Triệu Lê Bình và người tình họ Lý (sinh năm 1988) qua đêm tại khách sạn 5 sao mang tên Cảng Loan Thế Kỷ. Do mâu thuẫn, tối hôm sau cô Lý rời khỏi hiện trường trên một chiếc xe màu trắng.
Bình thấy vậy tức tốc dùng xe Audi đuổi theo. Khi tới tiểu khu Bách Hợp Tân Thành, nơi cô Lý thuê trọ, Triệu Lê Bình đuổi kịp. Ông ta rút súng bắn 2 phát vào đầu cô Lý khiến nạn nhân gục tại chỗ. Bình đưa xác của Lý tới vùng núi cách đó 10 km rồi châm xăng đốt xác.
Động cơ cụ thể của vụ giết người không được công bố, tuy nhiên có một giả thuyết cho rằng Bình làm vậy để bịt đầu mối. Trước khi bị giết 1 tháng, Bình đã viết một tờ giấy với nội dung ghi nợ Lý 3 triệu tệ chẵn. Nếu chậm trả tiền, lãi suất là 20%. Đây được cho là một lí do khác của động cơ giết người tàn nhẫn.
Quan tham giỏi văn chương
Triệu Lê Bình mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi bật.
Triệu Lê Bình sinh năm 1951, có hơn nửa đời người công tác trong ngành an ninh. Ông ta vốn dĩ là công nhân ngành in ấn sách ở tỉnh Cát Lâm, sau đó xin vào ngành công an từ năm 1972. Từ một trinh sát, Bình lên chức đội trưởng, phó phòng rồi trưởng phòng.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại đai học Công an Nhân dân, Bình được bầu làm Bí thư đảng ủy, giám đốc Sở công an, Chính ủy thứ nhất Tổng đội Võ cảnh Nội Mông. Tới năm 2014, ông ta nghỉ hưu ở cương vị phó chủ tịch Chính hiệp.
Dù về hưu nhưng Bình vẫn dành một gian phòng riêng tại Sở Công an để sáng tác và thưởng thức thư pháp. Khắp vùng Nội Mông, không ai là không biết tới tiếng tăm văn chương của Bình.
Với bút danh “Kiều Mộc tiên sinh”, Bình là thành viên Hiệp hội nhà văn Trung Quốc, từng giữ chức phó chủ tịch Hội Nghiên cứu văn nghệ dân gian Nội Mông. Các tác phẩm của Bình rất đa dạng, từ tiểu thuyết, thơ, truyện trinh thám. Triệu Lê Bình thậm chí có tác phẩm “Vương lăng nghi án” được chuyển thể hình phim truyền hình.
Triệu Lê Bình được xem là người có nhiều sáng kiến khi còn làm ở Sở công an, trong đó có khái niệm “tốc quyết chiến”, nhằm đấu tranh, truy quét tội phạm. Ông ta yêu cầu các vụ án đơn giản phải phá xong trong 1 tuần, mức khá thì 2 tuần và trọng án thì trong 4 tuần.