Hy vọng ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ sẽ cải thiện được mối quan hệ bấy lâu nay nhưng cả Nga và Trung Quốc đều tỏ ra thất vọng. Trên tờ Newsweek có viết, cả Nga lẫn Trung đều chỉ trích Mỹ thời Tổng thống Donald Trump coi hai nước này là kẻ thù, chứ không phải đối tác trong những vấn đề toàn cầu.
Cảnh sát Trung Quốc và Vệ binh quốc gia Nga diễn tập chống khủng bố - Ảnh: Getty Images
Ngày 15.12, ông Trump cho các nhà báo biết: trong cuộc nói chuyện qua điện thoại ngày 14.12 mà Mỹ đề nghị, ông đă đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp một tay về vấn đề Triều Tiên.
Ông Trump từng hứa tái khởi động quan hệ Mỹ-Nga, sau khi chính phủ tiền nhiệm Barack Obama đă chứng kiến sự căng thẳng cao độ, dẫn đến chuyện Nga cùng khối NATO triển khai quân đội rầm rộ ở khắp châu Âu.
Nhưng cuộc điều tra nghi án ông Trump trúng cử tổng thống nhờ có Nga can thiệp, cùng những quan điểm khác nhau giữa chủ nhân Nhà Trắng với Tổng thống Putin, đă làm hỏng cơ hội có một liên minh Mỹ-Nga trong tương lai.
Nga liên tục phủ nhận chuyện can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, mô tả nỗ lực trưng chứng cứ của chính quyền Mỹ là “một âm mưu gầy lại làn sóng chống chủ nghĩa cộng sản những năm 1940-1950”.
Không như Nga, Trung Quốc đă sớm là mục tiêu chỉ trích của ông Trump, trước và sau khi vị tỉ phú trùm nhà đất nhậm chức tổng thống Mỹ ngày 20.1.2017. Nhóm tranh cử của ông Trump cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, cướp công ăn việc làm của người Mỹ.
Theo Newsweek, khi chuẩn bị làm Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson từng nói bóng gió Mỹ phải dùng vũ lực, để ngăn chặn Bắc Kinh làm bá chủ Biển Đông.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh mở rộng tầm ảnh hưởng, cáo buộc Mỹ đă mô tả sự trỗi dậy của Trung Quốc là một “mưu kế hiểm ác”.
Ông Trump đă cố gắng tăng cường hợp tác với cả Nga và Trung Quốc, nhưng chủ yếu là để giải quyết khủng hoảng hạt nhân giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Trong bối cảnh này, xem ra Bắc Kinh sốt ruột hợp tác với Nga nhiều hơn.
Ngày 13.12,khi dự cuộc báo do hăng tin nhà nước TASS tổ chức, để nghe báo cáo kết quả Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, Đại sứ Trung Quốc tại Moscow Lư Huy tuyên bố quan hệ hợp tác chiến lược Trung-Nga ngày càng mạnh mẽ, và là quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới.
Đại sứ Lư Huy nói thêm: “Quư vị có thể thấy đó là gương điển h́nh về những quan hệ liên quốc gia lành mạnh, chín chắn nhất, và là một thế lực quan trọng để bảo vệ ḥa b́nh, ổn định khắp thế giới”.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng một trong những lư do chính giúp quan hệ Trung-Nga thành công, chính là hai nước “từ bỏ tư tưởng chiến tranh lạnh” và từ bỏ chính sách “lợi ta-hại người”.
Cuộc tập trận chung chống tên lửa giả lập của quân đội Nga-Trung cũng là bằng chứng quan hệ quân sự giữa hai nước được tăng cường.
Cuộc tập trận này kéo dài 6 ngày ở Bắc Kinh, bắt đầu hôm 11.12. Nhiệm vụ chính của cuộc tập trận là vạch ra kế hoạch cho các chiến dịch tác chiến lúc tổ chức pḥng thủ tên lửa, hỗ trợ hỏa lực lẫn nhau, đối phó các cuộc tấn công bằng tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo nhằm vào lănh thổ của hai nước.
TASS dẫn thông cáo từ Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho hay cuộc tập trận sẽ đẩy mạnh sự hợp tác quân sự giữa hai nước và đảm bảo sự cân bằng chiến lược của các lực lượng ở vành đai Thái B́nh Dương.
Đây là cuộc tập trận chống tên lửa chung Nga-Trung lần thứ 2 được tổ chức ở Bắc Kinh. Cuộc tập trận lần thứ nhất diễn ra hồi năm ngoái.
Theo các chuyên gia quân sự, cuộc tập trận chung này cũng nhằm chứng minh Nga-Trung sẵn sàng đối phó một cuộc khủng hoảng tiềm tàng.
Chuyên gia quân sự Lư Kiệt ở Bắc Kinh, nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng(SCMP): “Cuộc diễn tập này để chuẩn bị cho quân đội hai nước, vào lúc Triều Tiên ngày càng khiêu khích và khó lường trước, và không có dấu hiệu B́nh Nhưỡng sẽ từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân, c̣n Mỹ cứ dọa đánh Triều Tiên”.
Chuyên gia Collin Kok của Đại học công nghệ Nanyang (Singapore) nói cuộc tập trận chung này cũng nhằm đối phó khối đồng minh Mỹ đang h́nh thành từ mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên.
Ông nói với SCMP: “Động thái này để phản ứng sự hợp tác ngày càng tăng giữa Mỹ với các đồng minh Đông Bắc Á, gồm Nhật muốn hệ thống pḥng thủ tên lửa Aegis, Hàn Quốc dàn hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD”.
Ngày 11.12, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, đại tướng Valery Gerasimov cảnh báo các cuộc tập trận giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc nhằm chống lại Triều Tiên “sẽ chỉ gây thêm căng thẳng và bất ổn trong khu vực. Chúng tôi tin vấn đề này chỉ nên giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao và chính trị”.
Tuyên bố của tướng Gerasimov nhân chuyến thăm Nhật, gặp Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera. Ông Onodera nói Nhật cần sự hợp tác của Nga về sự khiêu khích bằng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Ông nói Moscow “có uy lớn” với Triều Tiên.
Nhưng nay Nga cặp với Trung Quốc, cùng nghi ngờ sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương, và dù Bắc Kinh-Moscow phản đối Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, hai nước này đă kêu gọi Mỹ-Hàn ngưng các cuộc tập trận, đổi lấy việc Triều Tiên ngưng chương tŕnh hạt nhân và tên lửa.
Nga-Trung c̣n ủng hộ quân chính phủ Tổng thống Syria đánh bọn nổi dậy và bọn khủng bố cực đoan. Và hồi hè, Nga-Trung có cuộc tập trận chung đầu tiên ở vùng biển Baltic, gần một trong những điểm nóng giữa quân Nga với quân NATO ở châu Âu.