Vietbf.com - Khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Tổng thống Donald Trump chính thức đảo ngược chính sách kéo dài nhiều chục năm qua của Mỹ, v́ vậy làm "nóng" lại một trong những điểm xung đột phức tạp và nhạy cảm nhất lịch sử thế giới hiện đại.
Israel, đất nước nằm bên bờ Địa Trung Hải, là nhà nước Do Thái duy nhất trên thế giới. Palestine, cộng đồng người gốc Arab đang sống rải rác ở nhiều phần đất người Israel kiểm soát, cũng muốn thành lập một nhà nước Palestine trên chính vùng đất đó. Cuộc xung đột Palestine - Israel là cuộc xung đột ai sẽ nhận được phần đất nào và kiểm soát chúng như thế nào.
Bờ Tây, Jerusalem và Dải Gaza
Phần đất tranh chấp giữa chính quyền Israel và những người Palestine bao gồm Dải Gaza và Bờ Tây (vùng đất nằm ở bờ tây sông Jordan). Bờ Tây là nơi sinh sống của 2,6 triệu người Palestine và sẽ là phần đất đặt nhà nước của người Palestine. Dù vậy, Israel xâm chiếm Bờ Tây vào năm 1967 và bắt đầu cho người Do Thái đến định cư tại đây.
Ngày nay, Bờ Tây được đặt dưới sự kiểm soát của Israel, Nhà nước Palestine cũng tuyên bố chủ quyền với vùng đất này và được quyền thi hành một số chức năng của chính phủ tại đây. Người Palestine tại đây chịu sự quản lư của luật quân sự Israel trong khi người Israel định cư tại Bờ Tây được điều chỉnh bằng luật dân sự. Việc này kéo theo sự phản kháng của người Palestine và những cuộc xung đột giữa 2 bên.
Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel từ Tổng thống Mỹ Donald Trump kéo theo sự phản đối từ nhiều phía khi Palestine muốn phần phía đông của thành phố này là thủ đô của nhà nước tương lai. Đồ họa: AFP.
Christian Science Monitor đưa ra ví dụ về việc 2 cậu bé, đều cùng 15 tuổi, gần nhà nhau, đều đang vỡ giọng và khuôn mặt chớm râu của tuổi dậy th́, sẽ nhận những số phận khác nhau cho cùng việc ném đá vào xe cộ. Lư do rất đơn giản: Một cậu bé là người Israel, cậu bé kia là người Palestine.
Các số liệu cho thấy chỉ 53 thiếu niên Israel bị bắt v́ ném đá trong 6 năm từ 2008-2014 và 89% trong số này được thả mà không bị truy tố. Trong cùng thời gian đó, 1.142 thiếu niên Palestine đă bị bắt và 528 người bị truy tố. Tất cả đều bị kết tội. Các luật sư cho biết mức phạt thường từ 3-8 tháng trong nhà tù quân sự. Bộ Tư pháp Israel nói rằng việc này chỉ chứng tỏ người Palestine phạm tội nhiều hơn.
Hiện khoảng 500.000 người Do Thái sống tại Bờ Tây. Nếu Israel và Palestine đạt được một thỏa thuận 2 nhà nước, một số người Israel sẽ phải rời Bờ Tây trong khi một số khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây sẽ tính là đất của Israel. Cho đến nay, các bên vẫn không quyết được sẽ phân chia như thế nào.
Trọng tâm trong quyết định gây tranh căi của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Jerusalem, vùng đất thánh đă khởi sinh ra 3 tôn giáo lớn của nhân loại, Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Jerusalem là thành phố nằm ở biên giới giữa Israel và Bờ Tây. Cả Israel lẫn Palestine đều muốn Jerusalem là thủ đô của họ và việc thương lượng chia sẻ thành phố này như thế nào đă kéo dài nhiều thập niên qua.
Các nhà b́nh luận lo ngại rằng việc Mỹ công nhận Jerusalem thuộc về Israel sẽ đẩy việc đàm phán vào bế tắc.
Trong khi đó, dù cũng là nơi sinh sống của người Palestine và nằm trong tranh chấp với Israel, Dải Gaza thuộc quyền kiểm soát của nhóm vũ trang Hồi giáo Hamas, trong khi nhà nước đại diện cho người Palestine ở Bờ Tây là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
Hamas và PLO
Al Jazeera cho đến gần đây, 2 nhóm này mới tuyên bố đạt được thỏa thuận để gác mâu thuẫn qua một bên. Trong nhiều thập kỷ, 2 nhóm không thể dung ḥa sự khác biệt trong tư tưởng và cách giải quyết vấn đề Israel - Palestine, 2 bên thậm chí từng xung đột vũ trang.
Dải Gaza và Bờ Tây hiện do Hamas và chính quyền do PLO đứng đầu lần lượt kiểm soát. Đồ họa: AFP. |
Vào thập niên 1990, PLO, dẫn đầu là phe Fatah, sau nhiều năm đối đầu đă chọn cách thương lượng với Israel, chấp nhận sự tồn tại của nước Israel. PLO từ bỏ việc phản kháng bằng bạo lực và ủng hộ nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kêu gọi xây dựng một nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm 1967 (bao gồm Bờ Tây, Đông Jerusalem và Gaza) dọc theo biên giới Israel.
Hamas bị cáo buộc đă đứng sau các vụ đánh bom tự sát nhằm vào Israel vào thập niên 1990 và 2000. Trong vài năm gần đây, nhóm đă chuyển sang sử dụng rocket và súng cối. Dù vậy, theo Vox, cũng chính Hamas đă thiết lập hệ thống an sinh xă hội tốt cho người Palestine nhằm thay thế các thể chế vốn đă tham nhũng của chính quyền do PLO đứng đầu thiết lập nên.
Năm 2006, Hamas giành được đa số trong cuộc bầu cử chính quyền Palestine và được quyền điều hành nhà nước đại diện cho người Palestine ở cả Bờ Tây lẫn Gaza. Dù vậy, một vấn đề đă nảy sinh: Hamas từ chối công nhận các thỏa thuận trước đây mà chính quyền Palestine đạt được với Israel. Phương Tây rút các viện trợ dành cho chính quyền Palestine. Căng thẳng gia tăng và xung đột bùng nổ, dẫn đến việc Hamas đang độc lập điều hành Dải Gaza trong khi Bờ Tây thuộc quyền kiểm soát của PLO.
Về phía Israel, chính quyền nước này công nhận lực lượng nắm quyền ở Bờ Tây là bên đại diện người Palestine tham gia đàm phán giải quyết xung đột.
Trước đây, cương lĩnh của Hamas kêu gọi sự phá hủy Israel. Sau khi Hamas công bố tài liệu chính trị vào năm 2017, mục tiêu của Hamas và PLO hiện như nhau: thành lập một nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm 1967. Hiện không rơ thỏa thuận này có thể trụ vững đến bao giờ. Trước đây, sự rạn nứt giữa Hamas và PLO thường đẩy tiến tŕnh đàm phán Israel - Palestine thêm phức tạp.
Đất thánh của quá khứ, tranh chấp của hiện tại
Dù Jerusalem là vùng đất thánh ngh́n năm của 3 tôn giáo lớn và là một phần trong luận điểm của các nhóm khi tranh giành quyền kiểm soát khu vực này, những tranh chấp trong hiện tại chủ yếu bắt nguồn từ các sự kiện của thế kỷ 20.
Các cuộc chiến trong thế kỷ 20 đă tạo nên đường biên giới Israel, Bờ Tây và Gaza ngày hôm nay, dù vậy, việc thương lượng để chia những vùng đất này vẫn đang tiếp diễn và khó kết thúc sớm. Ảnh: AFP.
Vào giữa thế kỷ 20, những người Do Thái chạy trốn sự đàn áp ở châu Âu muốn lập nên nhà nước ở quê nhà của họ. Khi đó, vùng đất này là nơi sinh sống của người Arab và người Hồi giáo. Những người Arab đă chống lại việc này, một kế hoạch của Liên Hợp Quốc nhằm phân chia trong ḥa b́nh cũng thất bại. Israel và các quốc gia Arab xung quanh đă nhiều lần xung đột để giành lấy đất đai tại đây.
Sự phân chia ngày nay là kết quả của những cuộc chiến tranh đó, đặc biệt quan trọng là cuộc chiến năm 1948 và "chiến tranh 6 ngày" năm 1967.