Tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng đang có nguy cơ trở thành đống sắt vụn do sứa biển. Để bảo vệ, quân đội Trung Quốc đă tạo ra một loại vũ khí độc đáo nhưng rất hiệu quả nhằm tiêu tiệt những con sứa đáng sợ này.
Hạm đội tàu sân bay Trung Quốc có một kẻ thù đáng sợ.
Đó là các máy cắt sứa, do các khoa học gia tại Viện nghiên cứu Đại dương và Khoa học thủy sản Liêu Ninh chế tạo sau khi phát hiện ra khắc tinh của tàu sân bay nước này chính là sứa biển.
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Tan Yehui, chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định sứa biển đặt ra mối đe dọa lớn đến hoạt động của hạm đội tàu sân bay nước này.
Đó chính là sứa biển.
Sứa khi kẹt lại bên trong hệ thống dẫn nước và hệ thống làm mát của tàu có thể khiến các động cơ của tàu sân bay nóng quá mức và dừng hoạt động.
Việc loại bỏ các bộ phận của sứa c̣n dính lại trong các đồng ống hoặc hệ thống lọc rất mất thời gian, có thể ngốn nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày.
Mặc dù tàu chiến hiện nay đă có trang bị hệ thống loại bỏ mối đe dọa từ loài sứa, nhưng nếu đi vào vùng biển đầy sứa th́ vẫn là vấn đề lớn.
Hồi năm 2006, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đă tạm thời ngừng hoạt động sau khi di chuyển ngang qua một đàn sứa khổng lồ ở vùng biển ngoài khơi cảng Brisbane của Úc.
“Những ǵ đă xảy ra với tàu sân bay của Mỹ th́ cũng có thể xảy ra với tàu sân bay của Trung Quốc”, ông Tan bày tỏ lo ngại.
Một khi “tấn công”, sứa có thể giăng thành những mảng lưới dài hàng trăm mét, bao vây con tàu. Nếu dùng thiết bị đang thử nghiệm, mảng lưới sứa khổng lồ sẽ bị cắt nhỏ để tàu hoạt động trôi chảy hơn.
Trung Quốc hiện có tàu sân bay duy nhất Liêu Ninh trong biên chế và đầu năm nay vừa hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên ở xưởng đóng tàu Đại Liên. Việc chế tạo được "máy cắt sứa" càng có ư nghĩa khi Trung Quốc được cho là cũng đang đóng thêm 3 tàu sân bay.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, biện pháp này có thể gây hại cho môi trường, thậm chí gây nguy hiểm cho người tắm biển khi các mảnh sứa nhỏ trôi vào bờ. Ngoài ra, nếu cắt phải những con sứa đang mang trứng đă thụ tinh th́ có thể sẽ giải phóng lượng trứng lớn ra biển và các mùa sau, sứa sẽ lại nhiều hơn.
Ngoài ra, phương pháp trên cũng được cho là không hiệu quả đối với những con sứa có kích thước nhỏ.
Therealtz © VietBF