Cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liện Hợp Quốc được diễn ra sau vài giờ Triều Tiên phóng tên lửa mạnh chưa từng có từ trước đến nay. Tại sao lệnh trừng phạt hết lần này đến lần khác không làm Kim Jong Un nhụt chí. Không phải Nga, Trung, đây là yếu tố bí ẩn khiến LHQ “bất lực” trước Triều Tiên?
Việc thực hiện các lệnh trừng phạt của LHQ với Triều Tiên quá lỏng lẻo, khiến nhiều quốc gia… phớt lờ.
Theo hăng tin Bloomberg, sau vụ Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất hôm 29/11, cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm thứ Tư (29/11) cho thấy, việc trừng phạt quốc gia Châu Á đă trở nên vô cùng khó khăn. Không có lệnh cấm vận nào mới được đưa ra, và sự kiện được bắt đầu bằng một sự thật “không hề bất ngờ”: nhiều quốc gia đơn giản là… phớt lờ các lệnh trừng phạt hiện tại đối với Triều Tiên.
“Có những quốc gia đang tiếp tục tài trợ cho chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên bằng cách vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ và gây trở ngại cho các nỗ lực của chúng ta,” Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nói. “Cả thế giới đều biết rằng những nước đó là ai.”
Trong khi Trung Quốc sở hữu mối quan hệ thương mại quy mô nhất với Triều Tiên, các nhân viên điều tra của LHQ cho biết, nhiều quốc gia, từ Angola cho đến Kuwait vẫn đang duy tŕ quan hệ thương mại, góp phần làm giàu thêm ngân sách của chính quyền B́nh Nhưỡng. Ngay cả với sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an, các đặc phái viên Mỹ và quan chức LHQ vẫn nhận thấy những hợp đồng kinh tế như trên là rào cản khó dỡ bỏ trong việc khiến tất cả các quốc gia cắt đứt quan hệ với Triều Tiên.
“Gót chân Achille của mọi lệnh trừng phạt quốc gia đó là quá tŕnh thực hiện,” George Lopez, một giáo sư đến từ Đại học Notre Dame nhận định.
Theo LHQ, thách thức đặc biệt đến từ các quốc gia Châu Phi. LHQ đă t́m ra, có ít nhất 7 nước Châu Phi đă vi phạm các lệnh trừng phạt dành cho Triều Tiên.
Enrio Carisch, một cựu chuyên gia về lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an cho biết, các thương vụ vũ khí hạng nhẹ giữa B́nh Nhưỡng và một số nước Châu Phi vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm của LHQ, và có giá trị vào khoảng 100 triệu USD/năm.
“Có những quốc gia không nhận thấy Triều Tiên là mối đe doạ cho an ninh của họ,” Carisch nói. “Lợi ích quốc gia của các nước Châu Phi không bao gồm việc dừng nguồn cung cấp vũ khí chất lượng mà giá lại rẻ từ Triều Tiên; họ cần điều này cho an ninh quốc gia”.
Nhiều cá nhỏ cũng gây nên phá hoại lớn
T́nh h́nh trên đă khiến Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ không hài ḷng. Hôm thứ Tư, Đại sứ Haley kêu gọi tất cả các quốc gia cắt đứt mọi quan hệ với Triều Tiên, đồng thời khẳng định, ngay cả một khoản tiền nhỏ nhất cũng có thể trở thành sự giúp đỡ cho B́nh Nhưỡng.
“Đuổi theo con cá lớn là điều tốt, nhưng ngay cả những nỗ lực tốt nhất của chúng ta cũng có thể bị phá huỷ bởi rất nhiều con cá bé,” giáo sư Lopez ví von.
Trước đó, trong cuộc gặp gỡ với 37 Ngoại trưởng của các nước Châu Phi diễn ra tại Washington vào ngày 17/11 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đă phát biểu: “Mọi quốc gia cần phải tuân thủ toàn bộ các lệnh trừng phạt của LHQ. Tôi yêu cầu các bạn thực hiện thêm các biện pháp để gây áp lực lên Triều Tiên bằng cách thu hẹp quan hệ ngoại giao, cắt đứt quan hệ kinh tế, trục xuất tất cả lao động Triều Tiên và giảm sự hiện diện của Triều Tiên tại nước các bạn bằng mọi cách có thể.”
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và 37 người đồng cấp đến từ Châu Phi trong cuộc họp hôm 17/11
Tuy nhiên, không phải tất cả “người nghe” của Tillerson đồng ư với lời kêu gọi trên. LHQ tiết lộ, các quan chức Triều Tiên đă tiến hành huấn luyện quân sự tại Angola, Uganda và Cộng hoà Dân chủ Congo. B́nh Nhưỡng cũng từng t́m cách vận chuyển thiết bị quân sự tới Eritrea và vũ khí tới Mozambique. Ngoài ra, Triều Tiên cũng tham gia sửa chữa thiết bị quân sự cho Tanzania và xây dựng các hạ tầng cơ sở có liên quan tới quân đội tại Namibia.
“Việc thực thi các lệnh trừng phạt trong thực tế tụt lại phía sau rất nhiều so với những ǵ cần thiết để đạt được mục tiêu giải giáp vũ khí hạt nhân,” một Hội đồng các chuyên gia của LHQ nhận định trong bản báo cáo công bố hôm 5/9. “Các lệnh trừng phạt được thi hành một cách lỏng lẻo, cùng với với các kỹ thuật trốn tránh ngày càng tinh vi [của Triều Tiên] đă phá huỷ nỗ lực của LHQ”, bản báo cáo chỉ ra.
“Không có h́nh thức kỷ luật nào dành cho các thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an không có công cụ ǵ để thi hành h́nh phạt với các quốc gia vi phạm lệnh cấm vận,” William Newcomb, một cựu thành viên của Hội đồng chuyên gia của LHQ về Triều Tiên chia sẻ.
Kể từ năm 2006, các lệnh trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an ngày càng nghiêm khắc hơn, đỉnh điểm là vào tháng 9 vừa qua với lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu đồ may mặc và một phần nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh luyện – nhằm đáp trả một loạt các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên trong năm nay.
Tín hiệu ít ỏi
Chiến dịch của Mỹ dường như đă đạt được một số kết quả như mong đợi. Tháng trước, Uganda tuyên bố, nước này đă từ chối các chuyên gia quân sự và đại diện của Triều Tiên, bao gồm cả các “lái thương” vũ khí. Kuwait khẳng định sẽ ngừng cấp visa cho công nhân Triều Tiên và yêu cầu B́nh Nhưỡng giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại Thành phố Kuwait. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài tín hiệu ít ỏi.
C̣n nhớ năm 2013, một chiếc tàu chở vũ khí từ Cuba hướng về Triều Tiên, trong đó bao gồm 2 phi cơ MiG 21 và một số tên lửa đất đối không – đă bị chặn lại ở kênh Panama. Ông Newcomb nhớ lại, mặc dù 25.000 thùng vũ khí đă được t́m thấy bên dưới 200.000 bao gạo, nhưng Cuba không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào.
“Anh chỉ có thể khuyến khích các quốc gia thực hiện các lệnh trừng phạt”, cựu chuyên gia giờ đây đang giảng dạy tại Trường nghiên cứu Quốc tế cấp cao Johns Hopkins, nói.
Quyền lực phủ quyết của Nga và Trung Quốc
Một thách thức khác mà chính quyền Tổng thống Donald Trump phải đối mặt trong vấn đề Triều Tiên, đó chính là Nga và Trung Quốc – hai thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an. Cả Trung Quốc và Nga đều có thể sử dụng quyền lực này để làm giảm nhẹ các lệnh trừng phạt cũng như phản đối các chứng cứ do Hội đồng chuyên gia đưa ra.
Hôm 21/11, chỉ một ngày sau khi ông Trump tuyên bố ư định đưa Triều Tiên vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Mỹ đă trừng phạt 3 công ty Trung Quốc bị cáo buộc là xuất khẩu khoảng 650 triệu USD hàng hoá sang Triều Tiên, đồng thời nhập khẩu các mặt hàng như máy tính, thép, quặng kẽm và một số khoáng chất khác với tổng trị giá 100 triệu USD.
Trong lịch sử, Mỹ thường áp dụng các lệnh trừng phạt, sau đó t́m cách thuyết phục LHQ cùng chia sẻ quan điểm với ḿnh. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thành công. Và đối với nhiều quốc gia, các hàng hoá mà Triều Tiên cung cấp – đặc biệt là vũ khí – là những “món hời” mà họ không muốn bỏ qua.
“Các khách hàng t́m đến Triều Tiên bởi v́ nước này cung cấp các thiết bị thay thế và tổ chức huấn luyện cho các hệ thống vũ khí không c̣n được sản xuất tại Nga và Trung Quốc,” Andrea Berger, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury phân tích. “T́m kiếm các bộ phận thay thế để các hoạt động quân sự của ḿnh tiếp tục vận hành, là một vấn đề đang trở nên khó khăn hơn trước đây. Và Triều Tiên đă giúp lấp đầy chỗ trống này.”