Bây giờ mọi người đều biết sức mạnh của Triều Tiên. Rằng họ không hề phóng đại về khả năng của ḿnh, họ có thể ngang hàng với các cường quốc hạt nhân như Mỹ? Sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa Hwasong 15, Mỹ vừa khá khiêm tốn khi nói về khả năng đánh chặn tên lửa ICBM của ḿnh.
Ngày 29/11, vị đại diện của Cơ quan Quốc pḥng Mỹ (MDA) bất ngờ tuyên bố, tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng pḥng thủ Mỹ vẫn đủ khả năng đánh chặn được bất kỳ mối đe dọa nào đến từ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.
Theo nguồn tin này, Mỹ không thay đổi đánh giá rằng một loạt hệ thống pḥng thủ tên lửa của nước này có thể ngăn chặn một vụ tấn công tên lửa của Triều Tiên, dù cam đoan này không thể được bảo đảm trong cả tương lai.
Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong 15.
Vị đại diện này nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ rằng họ có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân vào thời điểm này". Mỹ đă bỏ ra hàng thập kỷ và hàng tỷ USD để phát triển các công nghệ ngăn chặn một tên lửa đạn đạo hướng tới Mỹ, và quốc hội nước này đang chi thêm nhiều tỷ USD cho Lầu Năm Góc để tăng cường các nỗ lực này.
Mặc dù vậy, Mỹ đă tỏ ra khá khiêm tốn khi tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa ICBM của Triều Tiên, nhất là sau khi B́nh Nhưỡng phóng thành công tên lửa Hwasong 15 vào rạng sáng 29/11.
Được biết, ngay trước thời điểm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong 15 lần đầu thử nghiệm, chính vị Giám đốc của MDA, Trung tướng Sam Greaves đă khẳng định rằng, việc hoàn thành lắp đặt các hệ thống pḥng thủ ở Alaska giúp Mỹ đánh chặn dễ dàng tất cả tên lửa của Triều Tiên.
Việc hoàn thành triển khai thêm hệ thống đánh chặn tên lửa tại Alaska được thực hiện hôm 2/11. Các hệ thống chống tên lửa được thành lập trong khu vực để đánh chặn các cuộc tấn công đạn đạo có thể của Bắc Triều Tiên hoặc Iran.
Cũng tại sự kiện hoàn thành triển khai tên lửa đánh chặn tại Alaska, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, với năng lực hiện có, lá chắn tên lửa của Mỹ có thể chặn được 97% tên lửa tấn công của kẻ thù dù đó là loại tên lửa hiện đại cỡ nào.
"Chúng ta có những loại tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa của đối phương với hiệu quả rất cao khoảng 97%. Thậm chí các hệ thống của chúng ta c̣n có thể tiêu diệt cùng lúc hai hoặc nhiều tên lửa đối phương bắn tới", ông Trump khẳng định.
Sau tuyên bố của ông Trump nhiều ư kiến trái chiều đă được các chuyên gia đưa ra. Cụ thể, thực tế các hệ thống pḥng thủ chung của Mỹ gần như chưa tham gia chiến đấu thực tế, các đánh giá đưa ra chỉ dựa vào kết quả thử nghiệm.
Điều đáng chú ư là trong các cuộc thử nghiệm này các nhà chức trách đă biết gần như tất cả các thông tin cần thiết về cuộc tấn công v́ vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc đánh chặn.
Ví dụ, người Mỹ đă đánh chặn thành công một tên lửa ICBM hôm 31/5 nhưng họ cũng đă nhận thất bại khi không thể đánh chặn được tên lửa tầm trung bằng SM-3 Block IIA vào ngày 21/6/2017. Bỏ qua việc thực tế chiến đấu, nếu chỉ tính trong một vài lần bắn gần đây hiệu quả của các hệ thống pḥng thủ Mỹ chỉ đạt hơn 50%.
C̣n nếu tính từ ngày 24/6/1997, khi lần đầu tiên Mỹ tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa nhằm mục đích hoàn thiện khả năng chiến đấu của các hệ thống pḥng thủ chống tên lửa, tổng cộng người Mỹ đă tiến hành 18 vụ phóng tên lửa. Trong số này chỉ có 10 vụ phóng trúng mục tiêu c̣n lại 8 vụ phóng thất bại, con số này cho thấy hiệu quả thực tế chỉ đạt 56%.
Với năng lực hiện tại, Mỹ hoàn toàn có lư do để lo lắng về bước tiến của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa ICBM, đặc biệt là cảnh báo của Nga về khả năng tấn công tới Mỹ của tên lửa B́nh Nhưỡng mà Hwasong 15 là trường hợp cụ thể nhất.