Các loại tàu sân bay Mỹ luôn có hai đường chéo góc. V́ sao lại phải tuân theo h́nh dạng như vậy? Tàu sân bay có vai tṛ như một căn cứ không quân lưu động trên biển, các tàu sân bay Mỹ luôn phải t́m cách tối ưu hóa diện tích sử dụng và điều này vẫn đang được thực hiện qua một nguyên tắc bố trí máy bay và đường băng căn bản.
Việc có tới 2 đường băng khiến tàu sân bay có thể hỗ trợ máy bay cất và hạ cánh đồng thời.
Sau những thành công trong Thế chiến II, tàu sân bay tiếp tục được ưa chuộng ở những năm 1950. Tuy nhiên, việc sử dụng tàu sân bay này cũng làm nảy ra nhiều vấn đề và thúc giục các kĩ sư t́m ra cách tốt nhất để tối đa hóa số máy bay con tàu có thể mang theo, cũng như tạo không gian cho máy bay cất và hạ cánh.
Ư tưởng về 2 đường băng đặt chéo góc nhau được đưa ra bởi Chuẩn Đô đốc Dennis Cambell của hải quân Anh và đề xuất cho Mỹ vào năm 1951.
Việc có 2 đường băng nằm chéo góc nhau trên với tàu sân bay được cho là sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn các kiểu thiết kế khác.
Thứ nhất, nếu một máy bay khi hạ cánh không móc được dây hăm đà trên tàu, phi công chỉ cần tăng sức động cơ lên tối đa để cất cánh lại và sẽ không có nguy cơ đâm phải các máy bay khác bởi v́ đường băng chéo góc hướng ra ngoài biển.
Ngoài ra, việc có đường băng chéo cũng khiến tàu sân bay có thể tiến hành hoạt động phóng và hỗ trợ hạ cánh máy bay cùng lúc mà không thể ảnh hưởng tới nhau.
Thiết kế này xuất hiện trên tất cả các tàu sân bay hiện đại của hải quân Mỹ, Liên-xô và Pháp. Thậm chí trong các dự án tàu sân bay tương lai, Mỹ vẫn sử dụng kiểu thiết kế này.
Một vài tàu sân bay mới có kiểu thiết kế đường băng khác có thể kể đến như HMS Elizabeth của Anh hay Vikrant của Ấn Độ, trong đó tàu chỉ có một đường băng duy nhất nằm dọc thân tàu.
VietBF © sưu tập