THAAD chính thức vận hành tại Hàn Quốc. Hệ thống này có thể phát hiện mục tiêu từ 1.000 km. Hệ thống này sẽ hóa giải mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.
Ngày 19/10 vừa qua, một buổi lễ chính thức đă đánh dấu việc chuyển đơn vị tên lửa từ Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ sang Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ-Hàn Quốc (USFK).
Hồi tháng 9, Hàn Quốc công bố việc triển khai một khẩu đội cho THAAD đă được hoàn thành như một bước đi chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa THAAD đă vượt qua cuộc thử nghiệm ngày 30/7/2017, bắn hạ thành công một chiếc ICBM trên Thái B́nh Dương. (Ảnh: Lockheed Martin)
Theo hăng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, khẩu đội đă hoạt động, nhưng đơn vị quân đội và lực lượng điều hành nó vẫn chưa được triển khai đầy đủ.
Khẩu đội THAAD bao gồm các bệ phóng tên lửa, các cơ sở điều khiển và chỉ huy, cùng một radar mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hệ thống lá chắn không thể bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đem ra đe dọa.
2 khẩu đội THAAD được triển khai tháng 5 trước khi việc lắp đặt đầy đủ bị đ́nh trệ do Bắc Kinh giận dữ về sự hiện diện của hệ thống pḥng thủ tên lửa và radar của Mỹ ở gần biên giới Trung Quốc. Hàn Quốc tuyên bố việc ngừng lắp đặt là nhằm đánh giá môi trường khu vực lắp đặt.
Tuy nhiên, khi căng thẳng giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ gia tăng, sự tức giận của chính quyền Trung Quốc đă giảm đi đáng kể.
Theo Yonhap, có thêm 4 hệ thống đánh chặn khác được lắp đặt vào tháng trước. Mục tiêu của THAAD là đánh chặn tên lửa đạn đạo cả bên trong và ngay bên ngoài bầu khí quyển, được mô tả là “hiệu quả cao chống lại các mối đe dọa tên lửa đạn đạo không đối xứng”.
THAAD không sử dụng thuốc nổ nhưng sử dụng động năng để tiêu diệt các đầu đạn bay tới. Hệ thống này lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2005 và từ đó có 15/15 bài kiểm tra thực địa thành công trong khu vực bảo vệ của nó.
Vào tháng 7, THAAD đă thành công trong việc chặn và phá hủy một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM). Đó là lần đầu tiên THAAD được thử nghiệm chống lại một IRBM. Trước đó nó đă được thử nghiệm đánh hạ tên lửa tầm ngắn.
Yvonne Chiu, một chuyên gia về chính sách quân sự, nói với CNN rằng các thiết bị đánh chặn của THAAD “có khả năng an toàn hơn” và ít gây nổ hạt nhân hơn.
“Nếu bạn bắn trúng một tên lửa đạn đạo hạt nhân với tên lửa không có đầu đạn, nó sẽ không gây ra vụ nổ hạt nhân”, bà nói.
VietBF © sưu tập