Lần thử hạt nhân lần 6 hôm 3/9 của Triều Tiên đã khiến cho bãi thử hạt nhân Punggye-ri có thể không tiếp tục thử hạt nhân được nữa.
Một người dân Hàn Quốc theo dõi báo cáo vụ thử hạt nhân năm 2016 tại núi Mantap của Triều Tiên. Ảnh: AP
Lần thử này đã dẫn đến 3 "trận động đất" được ghi nhận xung quanh bãi thử hạt nhân Punggye-ri với đương lượng nổ xấp xỉ 250 kiloton.
"Trận động đất" đầu tiên xảy ra có cấp độ 4,6, kéo dài khoảng 8 phút ở độ sâu 5 km. Người ta cho rằng nó liên quan đến sự sụp đổ của cấu trúc hoặc hang động ở núi Mantap, nằm trong phạm vi bãi thử Punggye-ri. Nhưng giả thuyết này chưa được xác minh.
Một "trận động đất" cấp độ 3,5 sau đó xảy ra tại cùng vị trí vào ngày 23-9. Gần đây nhất, hôm 12-10, một trận động đất khác cấp độ 2,9 xảy ra ở độ sâu 5 km cũng được ghi nhận.
Các phương tiện truyền thông lưu ý bãi thử hạt nhân Punggye-ri có thể không còn phù hợp để tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Tuy nhiên, trang 38 North cho rằng không có lý do gì để Triều Tiên từ bỏ bãi thử hạt nhân này.
Trong lịch sử thử nghiệm hạt nhân của Mỹ tại bãi thử Nevada, cũng xảy ra những đợt rạn nứt nhưng điều đó không phải là bất thường.
Dù vậy, 38 North lập luận chúng ta vẫn phải giả định rằng mạng lưới đường hầm hiện tại dưới núi Mantap đã chịu thiệt hại đáng kể sau bằng đó vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Sắp tới, nếu Bình Nhưỡng xây dựng các đường hầm mới, có thể họ sẽ bỏ một số bãi thử ở bên dưới núi Mantap nhưng không hẳn loại bỏ hoàn toàn bãi thử Punggye-ri.
Tương tự với bãi thử Nevada của Mỹ, trải qua ít nhất 21 vụ thử nghiệm thì bãi thử này vẫn tiếp tục hoạt động.
Kết luận của 38 North chỉ ra rằng núi Mantap đang gặp phải "Hội chứng núi mệt mỏi" do ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất. Tuy nhiên, trang web nhấn mạnh núi Mantap vẫn còn hữu dụng đối với chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Therealtz © VietBF