Sau vụ thảm sát bằng súng khiến 59 người chết tại Las Vegas th́ dư luận nước Mỹ lại lên tiếng phản đối việc sử dụng súng như hiện nay. Đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ thắt chặt hơn nữa các qui định về mua bán và sử dụng súng. Tuy nhiên đáp lại những ư kiến đó hiện nay chỉ là sự im lặng của Mỹ bởi 1 thế lực ngầm.
Quyền lực ngầm...
Hiệp hội Súng trường Quốc gia là một trong những nhóm lợi ích có ảnh hưởng nhất trên chính trường Mỹ. Hiệp hội này có ảnh hưởng lớn không chỉ v́ nguồn tài trợ dồi dào dành cho các chính trị gia, mà c̣n v́ tổ chức này có lượng thành viên đông đảo lên tới 5 triệu người.
Trong nhiều năm qua, NRA thông qua vận động hành lang đă chống lại hầu hết các kiến nghị thắt chặt quy định về sở hữu súng ở cả cấp liên bang và tiểu bang, không cho các biện pháp hạn chế đi vào hoạt động.
Năm 2016 NRA dành 4 triệu USD vận động hành lang và đóng góp trực tiếp cho các chính trị gia, bên cạnh số tiền 50 triệu USD vận động chính trị, trong đó có một khoản ước tính 30 triệu USD hỗ trợ cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm ngoái, theo BBC.
Tổng ngân sách hàng năm của NRA rơi vào khoảng 250 triệu USD, phân bổ cho các chương tŕnh giáo dục, cơ sở vật chất, các sự kiện thành viên, tài trợ, tuyên truyền pháp luật và những hoạt động liên quan.
NRA nổi danh ở Washington như một lực lượng chính trị vừa có thể nâng đỡ, vừa có khả năng vùi dập một bất cứ chính khách có tiếng nói nào.
Nhờ vào quyền lực ngầm cùng khả năng tài chính mạnh mẽ, NRA đứng đằng sau các nhóm chính trị tấn công mọi đối thủ rắn mặt nhất muốn chống lại ḿnh.
Nhóm ủng hộ kiểm soát súng được hỗ trợ bởi các nhân vật có tầm ảnh hưởng như cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg, đă trở nên có tổ chức hơn trong những năm gần đây và trở thành một đối trọng với sức mạnh chính trị của NRA.
Tuy nhiên, chừng nào các chính khách từ nhóm này c̣n chưa có được vị thế trong Quốc hội và giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, NRA sẽ vẫn nắm chắc ngai vàng của ḿnh.
Và sự cản trở của ṭa án
Sau vụ nổ súng trường học năm 2012 tại Newtown, Connecticut – có 21 bang trên nước Mỹ thông qua luật Kiểm soát súng mới, bao gồm cả lệnh cấm vũ khí tấn công ở Connecticut, Maryland và New York.
Một số dự luật khác chặt chẽ hơn cũng được đề nghị lên Quốc hội. Tuy nhiên, hệ thống tư pháp Mỹ lại trở thành rào cản lớn nhất.
Trong những năm gần đây, Ṭa án Tối cao đă hai lần phán quyết quyền sở hữu vũ khí cá nhân cũng như sở hữu súng được ghi nhận trong Hiến pháp.
Tu chính án thứ hai nói rằng "một lực lượng dân quân theo quy chuẩn là rất cần thiết đối với an ninh của một quốc gia tự do, quyền của người dân được phép sở hữu và mang theo vũ khí là điều không được vi phạm".
Các nhóm ủng hộ kiểm soát súng đă lập luận rằng nội dung của Tu chính án chủ yếu tập trung vào mục đích thiết lập nên lực lượng dân quân tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, trong năm 2008, một ṭa án nhấn mạnh, nội dung của Tu chính án thứ hai cung cấp quyền sở hữu vũ khí rộng răi, không bị ràng buộc và cấm mọi hành động hạn chế các quyền này.
Kể từ đó đến nay, ṭa án cấp không c̣n xem xét các đề nghị về kiểm soát súng. Trong khi Ṭa án Tối cao cũng từ chối mọi lập luận mới.
Tuy nhiên, với việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm Neil Gorsuch làm Thẩm phán Tối cao nước Mỹ, các nhà quan sát cho rằng nhân vật này có thể sẽ giải thích lại Tu chính án thứ hai theo một nghĩa khác.
Chỉ cần hệ thống tư pháp thay đổi quan điểm, nỗ lực về kiểm soát súng sẽ một lần nữa trở lại.