Quái nhân hai mặt Edward Mordrake của thế kỷ 19 có thật hay không? Đây vẫn là câu hỏi suốt hơn 100 năm qua. Đi cùng với nhân vật này có nhiều giai thoại khiến mọi người vô cùng khiếp sợ.
Kể từ khi bộ phim "American Horror Story" (Tạm dịch: Câu chuyện kinh dị Mỹ) được công chiếu với nhiều phần, có một nhân vật khiến khán giả vô cùng hứng thú: quái nhân 2 mặt Edward Mordrake. Tuy nhiên, ít người biết rằng, câu chuyện Edward Mordrake trong phim cũng dựa theo một nhân vật được cho rằng có thật trong lịch sử.
Edward Mordrake, hay c̣n được gọi với cái tên Mordake, là người thừa kế của một gia tộc giàu có tại Anh. Tuy nhiên, sự giàu có không mang đến cho anh niềm vui cuộc sống khi chàng quư tộc trẻ tuổi bị nguyền rủa phải mang theo một gương mặt khác đằng sau gáy. "Khuôn mặt sinh đôi ác quỷ" này được cho là sở hữu trí thông minh hơn người, nó không bao giờ ngủ mà liên tục th́ thầm vào tai Edward những "âm thanh của địa ngục". Không thể chịu nổi sự tra tấn dai dẳng từ khuôn mặt ác quỷ, Mordake đă tự tử ở tuổi 23. Trước khi chết, anh có để lại lời nhắn cho gia đ́nh rằng hăy hủy hoại gương mặt đó trước khi chôn cất anh.
Bức h́nh Mordake xuất hiện tràn lan trên mạng, được cho là của quái nhân thế kỷ 19.
Nhiều người tin rằng câu chuyện của Mordake là thật khi nh́n bức h́nh của một người đàn ông với gương mặt đằng sau gáy. Bức ảnh có kèm theo những ḍng vắn tắt về cuộc đời của Mordake đă khiến Internet dậy sóng trong suốt nhiều năm ṛng.
Tuy nhiên, đây không phải là một bức ảnh thật của Mordake. Trên thực tế, đó là tấm h́nh chụp lại tượng sáp được một nghệ sĩ chế tác, mô phỏng lại gương mặt của Mordake, theo lời mô tả của những câu chuyện truyền miệng suốt hàng thế kỷ. Hiện tại, không ai biết chắc chắn nơi bức tượng sáp này được trưng bày, nhưng các phiên bản tượng Mordake xuất hiện ở các bảo tàng tượng sáp khắp nơi trên thế giới.
Đi t́m tung tích Mordake
Câu chuyện về Mordake xuất hiện lần đầu tiên trong một cuốn sách cổ mang tên Anomalies and Curiosities of Medicine (tạm dịch: Những điều bất thường và bí ẩn trong y học), được xuất bản vào năm 1896. Tác giả của cuốn sách là 2 bác sĩ người Mỹ. Họ chuyên đi sưu tập các câu chuyện kỳ dị trong ngành y học.
Tuy nhiên, trong cuốn sách của ḿnh, Gould và Pyle chỉ mô tả lại về Edward Mordake mà không hề nói rơ họ có được thông tin này từ đâu. Họ chỉ đề cập rằng câu chuyện được kể từ "nguồn tin không chính thống". C̣n trước đó, không hề có thông tin ǵ khác về Mordake được ghi nhận.
Cuốn sách của 2 vị bác sĩ để lại.
Việc 2 bác sĩ ghi nhận về một trường hợp như vậy trong cuốn sách y học chứng tỏ, đây không phải là một câu chuyện hư cấu mà họ đă nghe nó từ đâu đó. Nhưng vấn đề là nguồn gốc đó là ở đâu?
Những nghi vấn quanh quái nhân 2 mặt
Từ khía cạnh y học, trường hợp của Mordake có thể xảy ra. Trong y học có một hiện tượng được gọi bằng cái tên Craniopagus parasiticus mà theo Wikipedia là xảy ra khi "phần đầu của một cá thể sinh đôi dính liền không phát triển cơ thể dính vào đầu của người c̣n lại".
Tuy nhiên, đây là những trường hợp cực kỳ hiếm và những người bị ảnh hương bởi các dị tật bẩm sinh lạ như vậy thường không sống được sau khi sinh. Ví dụ, hồi năm 2008, một cô gái với 2 mặt đă chào đời tại Ấn Độ nhưng chỉ sống được 6 tuần.
"Nguồn tin không chính thống"
Câu chuyện của 2 vị bác sĩ người Mỹ được cho là từ một nguồn tin không truyền thống và nhiều người vẫn trăn trở, nguồn tin đó thực chất là ở đâu?
Câu chuyện xuất hiện trên trang báo Boston Sunday.
Qua điều tra, một số nhà nghiên cứu đă t́m ra câu chuyện của Mordake từng xuất hiện trong một bài báo viết bởi nhà thơ Charles Lotin Hildreth, xuất hiện trên một vài tờ báo Mỹ vào năm 1895, khoảng một năm trước khi 2 bác sĩ ra sách. Nó xuất hiện đầu tiên trên tờ Boston Sunday vào ngày 8/12/1895 và chỉ vài ngày sau, nhiều tờ báo khác như Parsons Daily Sun và Decatur Herald cũng đăng lại.
Bài báo với tựa đề: "The Wonders of Modern Science: some half human monsters once thought to be of the Devil's brood", miêu tả rất nhiều "dị nhân" như người cá, người cua, đứa trẻ đầu dưa hấu, người đàn ông bốn mắt... và trong đó có cả Edward Mordake.
Những bức h́nh trong bài báo với rất nhiều dị nhân của thế kỷ 19.
Giả tưởng hay thực tế?
Câu chuyện của Hildreth được nhiều người cho rằng giống như một tác phẩm hư cấu chỉ để làm vui người đọc. Gould và Pyle th́ nghĩ rằng đó là một trường hợp thực tế từng xảy ra với con người. Thậm chí 2 bác sĩ này c̣n được câu chuyện người 4 mắt vào cuốn sách của ḿnh.
Những nhân vật mà Hildreth đề cập trong bài báo của ḿnh chưa từng xuất hiện ở bất cứ đâu trước đó. Điều này chứng tỏ Hildreth đă sáng tạo ra những câu chuyện này v́ trên thực tế, ông không chỉ là nhà thơ mà c̣n là một người viết truyện giả tưởng. Hơn nữa, vào thế kỷ 19, việc nhiều nhà xuất bản đăng các câu chuyện giả tưởng cũng không phải điều hiếm gặp.
Trên thực tế, dù cho câu chuyện về Edward Mordake đă được nhiều người chứng tỏ chỉ là chuyện bịa đặt, những người hâm mộ các tác phẩm ly kỳ, những nhân vật huyền thoại vẫn coi đó là thật. Với lượng dữ kiện ít ỏi để lại, việc xác định được đây là câu chuyện hư cấu 100% cũng khó. V́ vậy, trong mắt nhiều người, đây vẫn là một ẩn số của thế kỷ 19 không có lời giải.
Therealtz © VietBF