Mỹ vẫn tin tưởng Trung Quốc có thể ngăn được Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng đổi lại Trung Quốc sẽ được ǵ? “Để ngăn ông Kim Jong-un, Trung Quốc cần phần thưởng lớn: Biển Đông”
Một vụ đổi chác đơn giản kiểu “tiền trao - cháo múc” như vậy khó có khả năng xảy ra bởi mấy lẽ.
Reuters ngày 15/9 đưa tin, sáng hôm nay Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đă bắn một quả tên lửa đạn đạo từ B́nh Nhưỡng, bay qua không phận Nhật Bản ở Hokkaido ra Thái B́nh Dương.
Tên lửa rơi xuống Thái B́nh Dương ở khoảng cách 2000 km phía Đông Hokkaido, Chánh văn pḥng Nội các Nhật bản Yoshihide Suga cho biết trong một cuộc họp báo được tổ chức vội vàng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Tokyo sẽ không bao giờ tha thứ cho những ǵ ông gọi là "hành động khiêu khích nguy hiểm, đe dọa ḥa b́nh thế giới".
Bước tiến của Triều Tiên về tên lửa đạn đạo
Quả tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng đi sáng nay đạt độ cao khoảng 770 km với tầm bắn 3700 km, đủ khả năng tấn công đảo Guam, Hoa Kỳ.
Nhà lănh đạo Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un, ảnh: The Economic Times.
Tháng trước Triều Tiên cũng bắn một quả tên lửa qua không phận Hokkaido ra Thái B́nh Dương, nhưng tầm bắn chỉ đạt 1000 km với độ cao khoảng 200 km.
Thủ tướng Australia ông Malcolm Turnbull lên án gay gắt vụ phóng tên lửa của B́nh Nhưỡng là "liều lĩnh và nguy hiểm", ông kêu gọi thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Hoa Kỳ Dave Benham vừa lên tiếng cho biết, vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên không đặt ra mối đe dọa cho lục địa Hoa Kỳ hay đảo Guam trên Thái B́nh Dương.
Hiện chưa có b́nh luận nào từ Tổng thống Donald Trump, c̣n Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis vừa họp giao ban với Bộ Chỉ huy chiến lược ở Omaha, Nebraska.
Tướng không quân John E. Hyten, Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược sẽ là người chỉ huy lực lượng hạt nhân trong trường hợp Tổng thống Donald Trump hạ lệnh chiến đấu.
Ông chủ Lầu Năm Góc cho rằng, ch́a khóa để tránh chiến tranh hạt nhân là Mỹ phải duy tŕ một kho vũ khí hạt nhân đủ mạnh để thuyết phục kẻ thù tiềm ẩn rằng:
Họ không thể thắng trong cuộc chiến hạt nhân với Hoa Kỳ. Đừng dại khơi mào một cuộc chiến.
Về phía Hàn Quốc, Tân Hoa Xă ngày 15/9 cho biết, chỉ vài phút sau vụ phóng tên lửa của B́nh Nhưỡng sáng nay, quân đội Hàn Quốc đă tổ chức một cuộc tập trận tên lửa bắn đạn thật ở bờ biển phía Đông.
Cuộc tập trận này có sử dụng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2A và được sự cho phép của Tổng thống Moon Jae-in.
Tên lửa Triều Tiên phóng lúc 6 giờ 57 phút giờ địa phương. Khoảng 6 phút sau đó, quân đội Hàn Quốc đă bắn 2 quả tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2A với tầm bắn khoảng 200 km.
Lực lượng chức năng Hàn Quốc và Mỹ đă theo dơi chặt các động thái của B́nh Nhưỡng và phát hiện thấy dấu hiệu Triều Tiên phóng tên lửa.
Do đó hôm thứ Năm 14/9, Tổng thống Moon Jae-in đă báo động sẵn sàng chiến đấu quân đội, sẵn sàng chống lại tên lửa Triều Tiên nếu bị tấn công.
Tổng thống Donald Trump đang bị dồn vào thế bí, tiếp tục bám Trung - Nga
South China Morning Post ngày 15/9 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đă thúc giục Trung Quốc cắt đứt nguồn dầu cung cấp cho Triều Tiên, (ông cũng hối thúc Nga dừng sử dụng các lao động của quốc gia này).
"Tôi hy vọng rằng Trung Quốc, một cường quốc, một nước lớn trên thế giới sẽ có quyết định của ḿnh, cắt nguồn cung cấp dầu để thuyết phục Triều Tiên xem lại chính sách phát triển vũ khí của họ.
Đó là một công cụ rất mạnh mẽ từng được sử dụng trong quá khứ. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ không từ chối công cụ mạnh mẽ mà chỉ họ mới có."
Cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump từng theo đuổi các giải pháp cứng rắn, hôm thứ Ba 12/9 nói với South China Morning Post:
Mỹ nên ngồi xuống với Trung Quốc trước khi theo đuổi một cuộc thảo luận với Triều Tiên về cách giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo. Ông nói:
Tỉ phú Steve Bannon từng theo đuổi lập trường rất cứng rắn với Trung Quốc. Ông rời khỏi Nhà Trắng 4 tuần trước.
Mới Chủ nhật tuần trước, ông Steven Bannon c̣n kêu gọi Mỹ tăng gấp đôi áp lực, sức ép lên Trung Quốc bằng cách sử dụng các "đ̣n bẩy rất lớn".
Cá nhân người viết cho rằng, nhà lănh đạo Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un dường như đă "nắm được thóp" ông chủ Nhà Trắng sau 2 quả tên lửa "xịt" hôm 16/4.
Kể từ đó, sau những ḍng trạng thái mạnh miệng của Tổng thống Donald Trump trên Twitter, Triều Tiên lại tiếp tục bắn thử tên lửa đạn đạo. Quả sau có tầm bắn, độ cao lớn hơn quả trước.
Mọi màn đe dọa của người Mỹ từ các cuộc tập trận hay cho máy bay ném bom chiến lược tới bán đảo, cho tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay vây quanh bán đảo đều không cản được B́nh Nhưỡng.
Sự đảo chiều trong quan điểm của một cựu chiến lược gia cứng rắn như Steve Bannon hay sự hối thúc Trung Nam Hải lẫn Kremlin của Ngoại trưởng Rex Tillerson cho thấy, dường như Washington đang thực sự bối rối trong phản ứng với B́nh Nhưỡng.
Áp lực lẫn hy vọng dồn cả vào Bắc Kinh, và Trung Quốc cũng có một vài động thái thực hiện nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nhưng tất cả dường như không hề hấn ǵ với Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Cục diện bán đảo Triều Tiên là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, đồng thời cũng là bàn cờ chiến lược của 3 siêu cường Mỹ - Trung - Nga hiện nay.
Gây áp lực không xong, thuyết phục cũng không được, có thể người Mỹ phải đánh đổi.
Mỹ sẽ "đánh đổi" điều ǵ để giải quyết được vấn đề Triều Tiên?
Giáo sư Panos Mourdoukoutas, Đại học Columbia ngày 7/9 nhận định trên Forbes:
Người viết cho rằng một vụ đổi chác đơn giản kiểu “tiền trao - cháo múc” như vậy khó có khả năng xảy ra bởi mấy lẽ.
Thứ nhất, nếu vấn đề Triều Tiên được giải quyết theo mong muốn của Mỹ (bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo), lư do nào để Mỹ duy tŕ lực lượng, ảnh hưởng và thị trường vũ khí ở châu Á - Thái B́nh Dương?
Thứ hai, đánh đổi theo cách này trên Biển Đông, nếu Mỹ để Trung Quốc tự do thiết lập luật chơi của riêng ḿnh và vơ vét tất cả các nguồn tài nguyên ẩn bên dưới, đồng nghĩa với việc Washington bị hất cẳng khỏi khu vực.
Hệ lụy tiếp theo sẽ là Trung Quốc thay thế hoàn toàn vai tṛ của Mỹ, trở thành bá chủ mới thống trị toàn cầu.
Người viết chưa thấy lư do nào để Mỹ chấp nhận điều này.
Một vành đai, một con đường; quân sự hóa Biển Đông chẳng phải để Bắc Kinh thực hiện mục tiêu này sao?
Diễn đàn Một vành đai, một con đường mà ông Tập Cận B́nh tổ chức tại Bắc Kinh vừa được Triều Tiên "chào mừng" bằng vụ phóng tên lửa, vừa không có quan chức hay doanh nghiệp nào máu mặt của Mỹ tham gia.
Trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương được Tổng thống Donald Trump trao quyền chủ động thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, có thể 2 đến 3 lần / tháng, thay v́ kiểm soát chặt chẽ và ra lệnh trực tiếp như thời Tổng thống Barack Obama.
Thứ ba, vụ thử hạt nhân lần thứ 6 ngay trước thềm hội nghị BRICS hôm 4/9 do ông Tập Cận B́nh chủ tŕ tại Hạ Môn, Trung Quốc có thể thấy, B́nh Nhưỡng thừa biết Bắc Kinh cần ḿnh, và phải tranh thủ khai thác ngược lại.
Nói khác đi, Cộng ḥa Nhân dân Triều Tiên hay ông Kim Jong-un không phải đối tượng dễ dàng chấp nhận để cho ai đó mang ra đổi chác, dù là "người bảo trợ" hay kẻ thù.
Do đó, cái Mỹ có thể phải đánh đổi lúc này đó là điều kiện đàm phán với Triều Tiên. Washington nên chấp nhận đàm phán vô điều kiện với B́nh Nhưỡng, thay v́ đ̣i điều kiện tiên quyết: Triều Tiên hạ vũ khí.
Đối thủ thực sự của Hoa Kỳ không phải Triều Tiên, mà là láng giềng khổng lồ của nước này.
Qua những vụ phóng tên lửa vừa rồi có thể thấy ông Kim Jong-un đă tính toán rất kỹ khả năng phản ứng của Hoa Kỳ, đ̣n bẩy cho một cuộc đàm phán tay đôi công bằng, b́nh đẳng đang ngày càng nghiêng về phía B́nh Nhưỡng.