Căng thẳng ở biên giới Ấn Độ và Triều Tiên vẫn gia tăng. Ấn Độ phát triển tăng tác chiến ở độ cao 3.000 m đối phó Trung Quốc. Ḍng xe tăng mới của Ấn Độ dự kiến có thể hoạt động ở độ cao 3.000 m và được triển khai nhanh chóng bằng các máy bay vận tải.
Một chiếc xe tăng T-90 của Ấn Độ.
Quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch sản xuất mẫu xe tăng hạng nhẹ có thể hoạt động tại những địa h́nh đồi núi hiểm trở ở khu vực biên giới phía bắc giáp Trung Quốc, nhằm đề pḥng trường hợp xảy ra xung đột với Bắc Kinh, National Interest ngày 12/9 đưa tin.
Theo các chuyên gia quân sự, lực lượng tăng thiết giáp của Ấn Độ hiện sở hữu sức mạnh tác chiến đáng kể với hơn 1.600 chiếc tăng T-90, 2.400 chiếc T-72 và 118 chiếc Arjuns do New Delhi tự phát triển.
Tuy nhiên, các phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực thường gặp nhiều khó khăn khi tác chiến ở miền núi bởi phạm vi hỏa lực bị hạn chế đáng kể. Ngoài ra, trọng lượng nặng cũng khiến chúng không thể di chuyển nhanh tại các địa h́nh dốc và gồ ghề.
Thực tế này đă ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới phía bắc nhằm tạo thế đối trọng với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh gần đây cũng cho ra mắt phiên bản xe tăng hạng nhẹ ZTQ dành riêng cho khu vực Tây Tạng.
Để khắc phục hạn chế, cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc pḥng Ấn Độ từng phát triển phiên bản tăng hạng nhẹ độc đáo bằng cách kết hợp khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP với tháp pháo GIAT TS-90 của Pháp, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm.
Mẫu xe tăng mới của New Delhi dự kiến nặng 22 tấn, chỉ nhỉnh hơn một chút so với loại thiết giáp chiến đấu Stingker của Mỹ, cho phép chúng được triển khai bằng các máy bay vận tải Il-76MD, C-17 và C-130J trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, khối lượng 22 tấn được cho là khá nặng để có thể thả bằng dù xuống chiến trường.
Quân đội Ấn Độ hy vọng xe tăng mới có thể hoạt động ở độ cao 3.000 m so với mực nước biển và có khả năng tấn công mục tiêu từ khoảng cách 2.000 m bằng pháo hạng nặng 105 mm và tên lửa chống tăng.