Liên Hợp Quốc mới đây đă áp lệnh trừng phạt mới lên Triều Tiên. Các nước lớn trên thế giới đều đồng thuận liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều người có cảm giác Washington chỉ đang làm "cho bơ tức" và cố gắng thể hiện trách nhiệm nước lớn.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley (thứ hai, từ trái sang) bắt tay với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Kết Nhất sau phiên bỏ phiếu thông qua lệnh trừng phạt Triều Tiên chiều 11-9 - Ảnh: REUTERS
Ngày 12-9 (giờ VN), với sự đồng thuận tuyệt đối, Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên đă thông qua nghị quyết trừng phạt thứ 9 nhắm vào Triều Tiên.
So với bản dự thảo và những ǵ mà phía Mỹ hùng hồn tuyên bố trước đó, những câu chữ mạnh mẽ nhất đă biến mất khỏi nghị quyết số 2375 (2017).
Người Mỹ cần trấn an đồng minh nhưng việc triển khai thêm vũ khí tới Đông Bắc Á có thể đẩy t́nh h́nh thêm căng thẳng. Nga và Trung Quốc phản đối ư định can thiệp quân sự vào Triều Tiên nhưng cũng vừa muốn thể hiện trách nhiệm nước lớn.
Cách tốt nhất, vẹn cả đôi đường như Đại sứ Pháp tại LHQ François Delattre nói, là "thỏa hiệp".
Màn thỏa hiệp của nước lớn
Tờ New York Times b́nh luận đó là cách người Nga và Trung Quốc thể hiện quyền lực của họ tại HĐBA.
Sau một loạt các cuộc họp kín, chẳng có lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu dầu thô, lao động hay lục soát tàu bè Triều Tiên nào như Mỹ hô hào.
Dù chưa biết lệnh trừng phạt bổ sung này có thực sự hiệu quả hay tiếp tục đi vào vết xe đổ trước đó, Washington vẫn xem đó là một thắng lợi
Triều Tiên vẫn chưa bước qua lằn ranh không thể quay lại. Nếu B́nh Nhưỡng chứng minh được rằng họ muốn sống trong ḥa b́nh, thế giới sẽ chung sống ḥa b́nh với họ.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley
Kịch bản cũ sau đó tiếp tục lặp lại, Nhật và Hàn Quốc lên tiếng hoan nghênh; Nga và Trung Quốc kêu gọi đối thoại, cảnh báo chống lại ư định sử dụng quân sự hay thay đổi chế độ ở Triều Tiên.
Cả Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều hiểu họ không thể công khai ủng hộ chương tŕnh hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên nhưng cũng không thể đồng ư hoàn toàn hay để Washington "muốn làm ǵ th́ làm".
Nói như một học giả quan hệ quốc tế, sau mỗi hành động "khiêu khích" của Triều Tiên, Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ lên tiếng. Nhưng cách mà những nước này thể hiện sự phản đối lại là một chuyện khác.
"Anh im lặng người ta sẽ cho là anh đang ngầm ủng hộ. Chi bằng vậy, anh cứ công khai lên tiếng trước. Việc sau đó hăy để nó sau bức màn".
Vài ngày trước phiên bỏ phiếu, Bắc Kinh cho thấy ư định sẵn ḷng ủng hộ "các biện pháp cần thiết" của HĐBA. Trên thực tế, cả Trung Quốc lẫn Nga đều chưa hề rút lại quan điểm Mỹ phải ngừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc, đổi lấy việc Triều Tiên đ́nh chỉ chương tŕnh hạt nhân.
Nhưng đề xuất đó tiếp tục bị người Mỹ bác bỏ. Vậy tại sao Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều "thuận t́nh" trừng phạt Triều Tiên theo đề xuất của Washington?
V́ nó chưa vượt quá giới hạn mà Trung Quốc và Nga đặt ra trong cách Mỹ tiếp cận Triều Tiên. Nhưng đâu là giới hạn, đó là câu hỏi mà câu trả lời phải dựa trên những thực tế đă diễn ra.
Triều Tiên muốn được đối xử công bằng bằng hạt nhân?
Nhiều người cho rằng để Triều Tiên có hạt nhân sẽ gây phương hại đến ḥa b́nh khu vực. Số khác lại cho rằng đó là quyền tự vệ chính đáng của một quốc gia trước thái độ thù địch của những nước khác.
Thực tế, cho hay không cho B́nh Nhưỡng sở hữu hạt nhân không c̣n là quyền nằm trong tay của thế giới nữa.
Nói như Tổng thống Nga Vladimir Putin, dù "dân Triều Tiên có ăn cỏ" họ cũng sẽ tiếp tục phát triển hạt nhân. Nhiều chuyên gia tỏ ra đồng t́nh với quan điểm này, cho rằng chiến tranh không phải là mục đích cuối cùng mà Triều Tiên hướng tới.
"Họ muốn được đối xử công bằng như Iran hay Pakistan (những quốc gia có hạt nhân). Bài học từ những lănh đạo như Saddam Hussein (Iraq) hay Muammar Gaddafi (Libya) đă nhắc nhở ông Kim Jong Un về cách hành xử với phương tây và Mỹ", tiến sĩ Leonid Petrov, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên thuộc Đại học quốc gia Úc, nhận định.
Thực tế, hết lần này đến lần khác, nước Mỹ đă tự vạch ra lằn ranh đỏ rồi tự xóa và vẽ lại lằn ranh mới. Vụ thử bom nhiệt hạch ngày 3-9 được nhiều người đánh giá là đă vượt qua lằn ranh đỏ mà Washington vạch ra trước đó vài tháng.
Nhưng những phản ứng của Mỹ đến giờ cho thấy dường như họ đă vẽ lại lằn ranh ấy một lần nữa.
Nghị quyết số 2375 (2017) cấm các nước thành viên LHQ cung cấp, bán hay vận chuyển trên 500.000 thùng dầu cho Triều Tiên trong 3 tháng cuối năm 2017 và 2 triệu thùng/năm kể từ đầu năm 2018. Các nước được khuyến khích tra xét các tàu của Triều Tiên nếu có thông tin nó đang chở vũ khí, các mặt hàng cấm. Tuy nhiên, nghị quyết 2375 không ủy quyền cho các quốc gia thành viên sử dụng vũ lực nếu tàu Triều Tiên không chấp hành.
Dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất trước đó cấm hoàn toàn xuất khẩu dầu mỏ, kể cả dầu thô sang Triều Tiên và ép chuyển hướng hay kiểm tra tàu Triều Tiên.