Cuối tuần qua, ông Trump đă đề xuất làm trung gian ḥa giải cho cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh giữa Qatar và các nước láng giềng Ả-rập.
Cùng thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng điện đàm với những đứng đầu Ả-Rập và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Động thái trên cho thấy cách Mỹ tiếp cận mới với cuộc khủng hoảng này.
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong buổi tiếp Quốc vương Kuwait vừa có chuyến thăm Washinton để thảo luận về cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, ông sẵn ḷng trở thành nhà trung gian và cuộc khủng hoảng vùng Vịnh sẽ sớm được giải quyết. Cũng theo nhà lănh đạo Mỹ, cuộc khủng hoảng Qatar bắt nguồn từ việc một số quốc gia hỗ trợ khoản tiền khổng lồ cho khủng bố. “Điều tôi muốn là chấm dứt hoạt động cung cấp tài chính cho khủng bố và chúng tôi sẽ chấm dứt các hoạt động đó” - ông Donald Trump nhấn mạnh - “Nếu các nước không muốn chấm dứt tài trợ khủng bố th́ tôi không muốn họ đồng hành cùng chúng tôi”.
Đáng chú ư, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/9 đă điện đàm riêng rẽ với Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman, Thái tử Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani. Trong các cuộc điện đàm, Tổng thống Donald Trump đều nhấn mạnh: “Sự đoàn kết giữa các đối tác Ả-rập của Mỹ là cần thiết để thúc đẩy ổn định khu vực và chống lại mối đe dọa từ Iran”.
Tổng thống Mỹ gặp các nhà lănh đạo vùng Vịnh t́m kiếm giải pháp giải quyết khủng hoảng.
Khủng hoảng vùng Vịnh xảy ra khi 4 quốc gia vùng Vịnh là Ả-rập Xê-út, UAE, Ai Cập và Bahrain đă cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar từ ngày 5/6, phong tỏa các tuyến vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường không nối với Qatar với cáo buộc quốc gia này ủng hộ Iran và các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất làm trung gian ḥa giải khủng hoảng vùng Vịnh khiến dư luận có phần bất ngờ, v́ khủng hoảng vùng Vịnh đă diễn ra gần 3 tháng với việc nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Kuwait làm trung gian ḥa giải. Vậy v́ sao đến nay, một thời gian khá lâu sau khi khủng hoảng xảy ra, Mỹ mới đề xuất làm trung gian ḥa giải khủng hoảng vùng Vịnh?
Giới phân tích cho rằng, một trong những yếu tố thúc đẩy Mỹ chính thức thể hiện vai tṛ của ḿnh trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh là chuyến thăm mới đây của Ngoại trưởng Nga tới Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Qatar. Trong các chuyến thăm này, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định, Nga sẵn sàng hỗ trợ để đưa ra giải pháp có thể chấp nhận được đối với tất cả bên. Sự xuất hiện của Nga ở vùng Vịnh không chỉ khiến bàn cờ “nóng lên” mà c̣n khiến Mỹ sốt ruột phải tính toán những nước cờ mới, nếu không muốn bị mờ dần vai tṛ và tầm ảnh hưởng tại vùng Vịnh nói riêng và Trung Đông nói chung. Ngoài ra, việc Qatar dần dần phá được thế cô lập cũng khiến Mỹ phải sớm đẩy nhanh quá tŕnh giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Tuần qua, Qatar đă khánh thành cảng biển Hamad, cho phép Doha thông thương với nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời giảm bớt áp lực từ lệnh phong tỏa của các quốc gia láng giềng. Mặt khác, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cũng đang thảo luận việc sử dụng hệ thống đường bộ của Iran nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước này với Qatar. Khi quá tŕnh này được hoàn thành, mối quan hệ giữa Doha và các quốc gia ngoài khu vực vùng Vịnh sẽ được mở rộng và việc “phong tỏa Qatar” của các quốc gia vùng Vịnh sẽ không c̣n tác dụng. Và cơ hội trở thành “người bảo vệ” củaWashington sẽ không c̣n nữa.
Mục tiêu của Mỹ là lợi dụng mâu thuẫn vốn tồn tại trong thế giới Ả-rập để trở thành bên trung gian, từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng tại khu vực. Hơn tất cả, Mỹ muốn biến tất cả các quốc gia vùng Vịnh trở thành đồng minh trung thành với Washington. Tuyên bố muốn làm trung gian của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở thời điểm này cũng cho thấy, Mỹ đang muốn nhanh chóng đạt được mục đích của ḿnh, đặc biệt là khi nước Nga cũng đang muốn “vào cuộc”.
Mặt khác, Mỹ cần sự hợp tác của Qatar trong việc giải quyết t́nh trạng bất ổn và xung đột tại khu vực Trung Đông. Hiện, Mỹ đang đặt căn cứ không quân lớn nhất ở Trung Đông tại Qatar. Qatar cũng là quốc gia Hồi giáo duy nhất có những quan hệ ngoại giao và thương mại cả với Israel và Iran. V́ vai tṛ quan trọng này của Qatar, Mỹ không muốn cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đẩy Qatar “ra xa” quỹ đạo của Mỹ, cản trở Mỹ củng cố ảnh hưởng ở Trung Đông. Thêm vào đó, với việc chính thức làm trung gian ḥa giải, Mỹ cũng muốn thể hiện sự hỗ trợ lúc nguy cấp đối với Qatar, từ đó ngăn cản Nga gia tăng ảnh hưởng đối với đồng minh quan trọng này.
Rơ ràng, việc Mỹ đề xuất làm trung gian ḥa giải ở vùng Vịnh được cho là một mũi tên nhắm tới nhiều đích, trong đó mục tiêu lớn nhất là duy tŕ vai tṛ của Mỹ ở Trung Đông.
Tuy nhiên, kế hoạch ḥa giải của ông Trump có thành công hay không c̣n phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo hăng tin Mỹ CNN, chỉ vài giờ sau đề xuất ḥa giải của ông Donal Trump, Ả-rập Xê-út và Qatar đă “khẩu chiến” và tấn công nhau trên truyền thông.
VietBF © sưu tầm